Công Lý: 'Mặt địa phương nên không được đóng giai phố'

Công Lý mặt địa phương nên không được đóng vai phố.
Công Lý mặt địa phương nên không được đóng vai phố.
“Tôi là người Hà Nội nhưng lại không được đóng vai Hà Nội. Người ta bảo tình ngay lý gian không có sai. Đúng là giọng trung ương mà mặt địa phương”, Công Lý hài hước

Công Lý tiết lộ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng anh chưa được đóng vai người Thủ đô bao giờ. Trong “Chiều ngang qua phố cũ”, nam diễn viên cũng đóng vai chàng rể - một nhân vật quê ở Quảng Ninh, lấy gái Hà Nội. “Chiều ngang qua phố cũ” (26 tập) sẽ lên sóng vào 20h45 thứ năm, thứ sáu hàng tuần trên VTV1, bắt đầu từ 2/12/2016 hứa hẹn sẽ là món ăn tinh thần hấp dẫn với khán giả truyền hình.

Công Lý vào vai Tuyền- một người đàn ông chân chất, hiền lành nên được gia đình nhà vợ rất yêu quý. Khi biến động của gia đình ập đến khiến vợ suy sụp, chính Tuyền lại là người cứng cỏi, vững vàng nhất.

Nam diễn viên sinh năm 1973 cho biết anh không gặp khó khăn khi vào những dạng vai kiểu như Tuyền vì quan niệm “đẩy cảm xúc lên mới khó chứ tiết chế từ nhân vật hài sang những vai đậm chất tự sự thì đơn giản hơn nhiều”.

Công Lý cùng con gái riêng chụp ảnh với vợ cũ Thảo Vân trong buổi họp báo phim Chiều qua phố cũ.
Công Lý cùng con gái riêng chụp ảnh với vợ cũ Thảo Vân trong buổi họp báo phim Chiều qua phố cũ.

Lấy bối cảnh về một đại gia đình Hà Nội gốc, bộ phim truyền hình “Chiều ngang qua phố cũ” là câu chuyện đời sống hiện đại của một gia đình truyền thống, những xung đột thế hệ, những va đập giữa quan điểm sống tình cảm và thực dụng, những ưu tư, hoài niệm về một lối sống thanh lịch đang dần bị mai một giữa cuộc sống bộn bề. 

Những bộ phim về chủ đề gia đình đã trở nên khá quen thuộc với đông đảo khán giả truyền hình, thế nhưng hiếm khi nào chúng ta lại thấy được, quy tụ ở cùng 1 bộ phim nhiều diễn viên kỳ cựu như Chiều ngang qua phố cũ.

Nhiều năm qua, NSND Anh Tú không tham gia đóng phim truyền hình, một phần vì để tập trung hơn vào công tác đạo diễn kịch, nhưng phần lớn là vì bản thân anh là một người rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn kịch bản, lựa chọn vai diễn. Và anh bị thuyết phục bởi nhân vật Thành trong “Chiều ngang qua phố cũ”.

Ngoài NSƯT Công Lý, bộ phim còn có sự góp mặt của  một loạt tên tuổi nổi tiếng khác như NSND Bùi Bài Bình, NSƯT Kim Oanh, NSƯT Công Lý, NSƯT Hoàng Lan, Hoa Thuý… Sẽ chẳng quá khi nói rằng đây là một dàn sao, nhưng không phải là những ngôi sao mới nổi như ở nhiều bộ phim khác, mà là những ngôi sao đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ khán giả.

Có lẽ nhiều người sẽ hỏi, điều gì khiến đạo diễn Trịnh Lê Phong cần chọn lựa một dàn diễn viên giàu kinh nghiệm diễn xuất như vậy?. Câu trả lời không đâu khác nằm ở câu truyện phim với những mâu thuẫn căng thẳng và 1 hệ thống các nhân vật có chiều sâu tâm lý phức tạp.

“Chiều ngang qua phố cũ” là bức tranh tổng thể về một đại gia đình họ Trần, gốc Hà Nội. Riêng cái tên cha mẹ đặt cho 4 anh em ruột đã thể hiện phần cốt cách văn hóa của một gia đình Hà Nội nhiều đời: Hà, Thành, Thanh, Lịch. Cuộc sống của bốn gia đình với những nàng dâu, chàng rể đang êm đềm trôi thì biến cố xảy đến. Thành, người con trai thứ 2 muốn xây dựng nghĩa trang dòng họ trên mảnh đất của gia đình anh. Mâu thuẫn bùng nổ. Mai Hoa, vợ Thành quyết chiến đòi quyền lợi thừa kế hương hỏa là căn nhà có sân vườn cổ của cha mẹ chồng để lại, hiện thời vợ chồng người con gái út- Lịch, Tuyền đang ở.

Đại gia đình bị chia làm nhiều phe. Cuối cùng, căn nhà vẫn phải rao bán, nhưng chính quãng thời gian vật lộn với những mâu thuẫn phát sinh từ cái nôi của đại gia đình, từng thành viên đã hiểu sâu sắc giá trị của mối quan hệ huyết thống, anh em ruột thịt, vợ chồng con cái.

Dàn diễn viên đóng trong Chiều ngang qua phố cũ
Dàn diễn viên đóng trong Chiều ngang qua phố cũ

Xung quanh câu chuyện nên hay không giữ lại ngôi nhà gắn liền với kí ức đẹp đẽ, truyện phim cũng tái hiện nếp nghĩ, sinh hoạt, thói quen ứng xử đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có những điều tốt đẹp nhưng cũng có những cái đã cũ kĩ, cần được cởi bỏ. Sự xung đột về quan niệm sống, hành xử giữa những nhân vật trong cùng một đại gia đình, giữa các thế hệ cha mẹ và con cái, cuộc đấu tranh, dằn vặt trong chính nội tâm mỗi người để giữ lại những giá trị đích thực và chia tay với những điều khiến họ tiếc nuối nhưng không còn phù hợp trong đời sống hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.