Thay đổi thời gian công bố số liệu CPI, GDP, GRDP

Số liệu chính thức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phổ biến vào ngày 6 của tháng kế tiếp sau tháng báo cáo. (Ảnh minh họa)
Số liệu chính thức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phổ biến vào ngày 6 của tháng kế tiếp sau tháng báo cáo. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Nghị định số 62/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ thay đổi lịch phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng của cơ quan thống kê Trung ương.

Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 7/11/2022 của Chính phủ, quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, số liệu chính thức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phổ biến vào ngày 6 của tháng kế tiếp sau tháng báo cáo (Quy định hiện hành là ngày 29 hàng tháng. Riêng tháng Hai là ngày cuối tháng). Số liệu ước tính tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ phổ biến vào ngày 6 của tháng kế tiếp sau quý báo cáo.

Số liệu sơ bộ tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ phổ biến vào ngày 6 của tháng đầu tiên của quý thứ hai sau quý báo cáo. Số liệu ước tính tỷ lệ thất nghiệp phổ biến vào ngày 6 của tháng kế tiếp sau quý báo cáo. Số liệu sơ bộ tỷ lệ thất nghiệp phổ biến vào ngày 6 của tháng đầu tiên của quý thứ hai sau quý báo cáo.

Báo cáo kinh tế - xã hội tháng, quý I, quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm phổ biến vào ngày 6 của tháng kế tiếp sau kỳ báo cáo.

Theo Nghị định 62/2024/NĐ-CP, số liệu GDP ước tính quý I; sơ bộ quý IV năm trước năm báo cáo được công bố vào ngày 6/4 năm báo cáo. Số liệu ước tính quý II, 6 tháng và ước tính cả năm lần 1; sơ bộ quý I công bố vào ngày 6/7 năm báo cáo.

Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng được công bố vào ngày 6/10 năm báo cáo. Số liệu ước tính quý IV và ước tính cả năm lần 2; sơ bộ quý III và 9 tháng công bố vào ngày 6/1 năm kế tiếp sau năm báo cáo. Số liệu sơ bộ cả năm công bố vào ngày 6/10 năm kế tiếp sau năm báo cáo. Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo được công bố ngày 6/10 năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.

Số liệu GRDP ước tính quý I; sơ bộ quý IV năm trước năm báo cáo công bố ngày 1/4 năm báo cáo. Số liệu ước tính quý II, 6 tháng và ước tính cả năm lần 1; sơ bộ quý I công bố vào ngày 1/7 năm báo cáo. Số liệu ước tính quý III và 9 tháng; sơ bộ quý II và 6 tháng công bố ngày 1/10 năm báo cáo. Số liệu ước tính quý IV và ước tính cả năm lần 2; sơ bộ quý III và 9 tháng công bố ngày 1/12 năm báo cáo

Số liệu GRDP sơ bộ cả năm công bố ngày1/10 năm kế tiếp sau năm báo cáo. Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo công bố ngày 1/10 năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.