Thấp thỏm trong vùng sạt lở bờ sông Vu Gia

Sau 2 trận mưa lớn vừa qua, bờ sông Vu Gia lại sạt lở nhiều hơn (Ảnh: Đ.C).
Sau 2 trận mưa lớn vừa qua, bờ sông Vu Gia lại sạt lở nhiều hơn (Ảnh: Đ.C).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tình trạng sạt lở bờ sông Vu Gia đoạn qua xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, diễn ra từ 3 năm nay. Đặc biệt, sau 2 trận mưa lớn dồn dập vừa qua, bờ sông lại sạt lở nhiều hơn, khiến nhà của người dân ven sông đang đứng trước nguy cơ bị trôi xuống sông.

Ông Ngô Xung (54 tuổi) cho biết, khoảng cách từ mép nước Vu Gia đến nhà ông chỉ còn cách khoảng 15m. Vài năm trở lại đây, nhiều diện tích đất canh tác của người dân địa phương đã bị kéo tuột xuống dưới sông vì sạt lở.

Mưa lớn kéo dài và đặc biệt là trận lũ vừa qua khiến bờ sông ngày càng sạt lở nặng. Cả cây số bờ kè bảo vệ bị đánh sập. Chính quyền xã đã giăng dây, gắn biển cảnh báo nguy hiểm nhằm cấm người và phương tiện đến gần điểm sạt lở bờ sông”, ông Xung nói.

Chính quyền xã giăng dây, gắn biển cảnh báo nguy hiểm nhằm cấm người và phương tiện đến gần điểm sạt lở (Ảnh: Đ.C).

Chính quyền xã giăng dây, gắn biển cảnh báo nguy hiểm nhằm cấm người và phương tiện đến gần điểm sạt lở (Ảnh: Đ.C).

Ngôi nhà của gia đình bà Phạm Thị Hồng cũng chỉ còn cách mép nước chừng 20m.

“Đất sản xuất mất đã đành, giờ nhà cửa mà bị nước sông xâm lấn, đánh sập thì coi như mất trắng. Thiết nghĩ, nếu Nhà nước không sớm có phương án xây dựng bờ kè bảo vệ thì nguy cơ nhiều nhà cửa của dân sẽ bị cuốn trôi”, bà Hồng giãi bày.

Trong ngày 19/10, huyện Đại Lộc đã huy động lực lượng dân quân, thanh niên, công an đến di dời khẩn cấp nhiều hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông Vu Gia để đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con.

Bên cạnh đó, chính quyền xã Đại An cùng đại diện các ban, ngành của huyện cũng có mặt để khảo sát, tìm hướng khắc phục tình trạng sạt lở.

Nhiều diện tích đất canh tác của người dân đã bị kéo tuột xuống dưới sông vì sạt lở (Ảnh: Đ.C).

Nhiều diện tích đất canh tác của người dân đã bị kéo tuột xuống dưới sông vì sạt lở (Ảnh: Đ.C).

Ông Đỗ Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Đại An cho hay, chính quyền địa phương đang tập trung di dời xen ghép 7 hộ dân nằm gần khu vực sạt lở đến nơi an toàn.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, chính quyền địa phương đã huy động máy móc, vật tư và nhân lực để triển khai biện pháp dùng các bao tải cát, cọc tre nhằm giữ chân mái taluy bị sạt.

Về biện pháp lâu dài, huyện sẽ kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng lại đoạn kè này. Đồng thời, sẽ làm việc với các cơ quan liên quan xem xét kỹ lại đập tạm trên sông Quảng Huế.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.