“Hai năm gần đây, lượng phụ huynh có con học ở một số trường quốc tế xin chuyển về trường công lập ngày càng nhiều”.
Đó là nhận xét chung của các phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM.“Con tôi thể tạng hơi yếu, lại kén ăn và nhút nhát. Khi bé đến tuổi vào lớp 1, tôi và ông xã rất lo sợ bé không hòa nhập được với ngôi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, sợ bé sẽ suy dinh dưỡng khi không có cô giáo dỗ dành và đút cho từng muỗng cơm như ở trường mầm non, nhất là trong bối cảnh các trường công lập đều có sĩ số học sinh/lớp rất cao. Vì thế, tôi quyết định cho con học tại trường quốc tế X (*), chấp nhận đóng mức học phí cao gấp nhiều lần so với trường công" - chị T., một phụ huynh xin cho con mình chuyển về Trường tiểu học NBK, Q.1, TP.HCM, cho biết.
Chị tâm sự: "Nói chung, về chuyện phục vụ, chăm sóc cho các cháu ngủ, nghỉ ở trường quốc tế, tôi rất hài lòng. Nhưng có nhiều chuyện khác mà phải ở trong chăn mới biết chăn có rận”.
Học phí tăng chóng mặt
Điều làm chị T. nản lòng nhất là việc đổi giáo viên liên tục vào đầu năm học: “Cứ 2-3 tuần lại thấy tên cô giáo mới trong sổ báo bài. Việc đổi giáo viên như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh, bởi mỗi cô giáo có một cách làm việc khác nhau”.
Trong khi đó, chị N. (vừa xin cho con chuyển về học tại Trường Chính Nghĩa, Q.5, TP.HCM) nêu lý do thẳng thắn: “Trường quốc tế tăng học phí đến mức chóng mặt. Hồi con mình vào lớp 1, mỗi tháng đóng hơn 2 triệu đồng. Lên một lớp học phí tăng 20-40%. Năm nay bé vào lớp 4, mức học phí hơn 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền sách giáo khoa, đồng phục... Mức này mình vẫn có thể lo được. Nhưng nhìn lên bậc THCS thấy học phí hơn 10 triệu đồng/tháng/HS sẽ rất khó khăn. Bạn bè khuyên nếu lo được thì phải lo cho bé học hết bậc THPT trong hệ thống trường quốc tế, còn không phải chuyển bé ra học công lập sớm chừng nào tốt chừng nấy”.
Đó là nhận xét chung của các phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM.“Con tôi thể tạng hơi yếu, lại kén ăn và nhút nhát. Khi bé đến tuổi vào lớp 1, tôi và ông xã rất lo sợ bé không hòa nhập được với ngôi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, sợ bé sẽ suy dinh dưỡng khi không có cô giáo dỗ dành và đút cho từng muỗng cơm như ở trường mầm non, nhất là trong bối cảnh các trường công lập đều có sĩ số học sinh/lớp rất cao. Vì thế, tôi quyết định cho con học tại trường quốc tế X (*), chấp nhận đóng mức học phí cao gấp nhiều lần so với trường công" - chị T., một phụ huynh xin cho con mình chuyển về Trường tiểu học NBK, Q.1, TP.HCM, cho biết.
Chị tâm sự: "Nói chung, về chuyện phục vụ, chăm sóc cho các cháu ngủ, nghỉ ở trường quốc tế, tôi rất hài lòng. Nhưng có nhiều chuyện khác mà phải ở trong chăn mới biết chăn có rận”.
Học phí tăng chóng mặt
“Gặp ai con mình cũng cứ “hello” chứ không biết dạ, thưa với người lớn tuổi. Vợ chồng tôi yêu cầu cháu phải khoanh tay, cúi đầu chào ông bà là nó cãi ngay: Bây giờ thời hội nhập rồi, không ai chào như thế”. |
Trong khi đó, chị N. (vừa xin cho con chuyển về học tại Trường Chính Nghĩa, Q.5, TP.HCM) nêu lý do thẳng thắn: “Trường quốc tế tăng học phí đến mức chóng mặt. Hồi con mình vào lớp 1, mỗi tháng đóng hơn 2 triệu đồng. Lên một lớp học phí tăng 20-40%. Năm nay bé vào lớp 4, mức học phí hơn 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền sách giáo khoa, đồng phục... Mức này mình vẫn có thể lo được. Nhưng nhìn lên bậc THCS thấy học phí hơn 10 triệu đồng/tháng/HS sẽ rất khó khăn. Bạn bè khuyên nếu lo được thì phải lo cho bé học hết bậc THPT trong hệ thống trường quốc tế, còn không phải chuyển bé ra học công lập sớm chừng nào tốt chừng nấy”.
Một buổi học của học sinh lớp 5/4 Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM. Đây là trường có nhiều học sinh trường quốc tế chuyển về từ đầu năm học (ảnh chụp chiều 28-10) - (Ảnh: Như Hùng) |
Cùng suy nghĩ đó, chị A.T. đang gấp rút làm thủ tục cho con chuyển về học tại một trường công lập tại Q.1. Chưa có thống kê chính thức của toàn thành phố (vì việc chuyển trường cấp tiểu học do Phòng GD-ĐT giải quyết) nhưng chỉ riêng số liệu thống kê từ Phòng GD-ĐT Q.1, đầu năm học 2010-2011 các trường trên địa bàn quận đã tiếp nhận 79 HS từ các trường quốc tế chuyển về.“Đây là những HS có hộ khẩu và hiện sinh sống tại Q.1, còn rất nhiều trường hợp khác chúng tôi đành phải từ chối vì các trường không còn chỗ” - ông Đinh Thiện Căn, trưởng Phòng GD-ĐT Q.1, cho biết. Bà Võ Ngọc Thu - trưởng Phòng GD-ĐT Q.5, thông tin: “Đầu năm học này Q.5 có 85 học sinh từ trường quốc tế chuyển đến với nhiều lý do: phụ huynh không có khả năng đóng học phí tiếp, sự giáo dục đạo đức - lễ giáo không được chú trọng ở trường quốc tế...”. Một phụ huynh có con chuyển về học tại Trường Chính Nghĩa, kể: “Gặp ai con mình cũng cứ “hello” chứ không biết dạ, thưa với người lớn tuổi. Vợ chồng tôi yêu cầu cháu phải khoanh tay, cúi đầu chào ông bà là nó cãi ngay: Bây giờ thời hội nhập rồi, không ai chào như thế”.Sợ mất căn bản Tiếp xúc với chúng tôi, đa số phụ huynh nhận định: trường quốc tế có ưu điểm giảng dạy nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho học sinh, buổi tối bé không phải làm bài tập hay học bài mà được thoải mái xem hoạt hình, vui chơi. Nhưng việc cho điểm quá dễ dãi của giáo viên khiến học sinh lầm tưởng về khả năng của mình.“Bài nào bé nhà mình cũng được 9, 10 điểm mặc dù xem tập mình biết cháu chưa xứng đáng với số điểm đó”- chị H., phụ huynh có con chuyển về Trường tiểu học Lương Định Của, phản ảnh. Khi chị H. yêu cầu con phải tập viết, phải ôn bài thì con chị cãi “cô khen con viết như vậy là đẹp rồi, về nhà không cần làm gì nữa”. Đến Trường tiểu học Lương Định Của, chúng tôi được xem hàng loạt cuốn tập của học sinh trường quốc tế chuyển về. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là học sinh thường không viết hết trang tập mà bỏ lửng rồi chuyển sang trang khác. Có trang bỏ trống 10 dòng, có trang bỏ trống bảy dòng, có học sinh bỏ trống cả nửa trang giấy, thậm chí có em bỏ nguyên cả trang và sang trang khác... Điều này hoàn toàn ngược lại với đa số trường công lập: “Ngay từ lớp 1, chúng tôi đã rèn cho học sinh nề nếp: khi trang tập còn một dòng cũng phải viết hết rồi mới chuyển sang trang khác. Việc viết hết trang ngoài giữ tính thẩm mỹ cho cuốn tập, tính liên tục của bài học, còn rèn tính tiết kiệm trong học sinh” - một giáo viên ở Q.5 cho biết. Cô P.D. - giáo viên chủ nhiệm ở Q.3 - đúc kết: “HS từ trường quốc tế chuyển về đa số nhanh nhẹn, hoạt bát. Nhưng các em không có thói quen và kỹ năng chuẩn bị bài ở nhà. Có những học sinh đã học hết lớp 4 nhưng vẫn viết sai chính tả, viết tự do, luông tuồng. Làm bài tập làm văn thì không biết cách sắp xếp câu, từ, ý tứ... Tôi có trao đổi với phụ huynh và học sinh thì phụ huynh nói rằng cô giáo ở trường cũ không yêu cầu các em phải sửa những lỗi ấy mà làm được ở mức độ nào thì giáo viên chấp nhận mức độ ấy”.
(*) Chúng tôi không nêu tên thật các trường quốc tế trong bài.
Chỉ có thể đạt chuẩn kiến thức
Trao đổi với chúng tôi, đại diện một trường quốc tế nổi tiếng ở TP.HCM (đề nghị không nêu tên) cho rằng: “Với chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam như hiện nay thì không thể có mô hình trường lý tưởng được. Chúng tôi dạy học theo hướng nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh, buổi tối học sinh không phải học bài, làm bài tập, không phải đi học thêm... thì chỉ có thể đạt chuẩn kiến thức chứ rất khó nâng cao. Học sinh ở trường công giỏi hơn vì đa số các em phải đi học thêm tại nhà cô giáo vào buổi tối (sau khi đã học hai buổi/ngày ở trường), về nhà còn phải học bài đến 21g, 22g đêm”. |
Theo Hoàng Hương
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ