“Thành trì” ngăn ma túy vào trường học

Một tiểu phẩm về đề tài phòng chống ma túy của các em học sinh. (ảnh minh họa)
Một tiểu phẩm về đề tài phòng chống ma túy của các em học sinh. (ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình ma túy có diễn biến phức tạp, gia tăng cả về tính chất và mức độ, nhất là tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp, cần sa trong lứa tuổi thanh, thiếu niên. Phòng, chống ma túy ngay từ khi các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế từ gốc tình trạng này.

Cẩn trọng với những loại ma túy trá hình

Thời gian gần đây, tại Việt Nam tệ nạn ma túy đã và đang len lỏi vào môi trường học đường ở khắp các tỉnh, thành gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Theo một khảo sát của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện nay, khoảng 95% người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp, trong số này lại có tới 70 - 75% là giới trẻ, học sinh - sinh viên (tuổi từ 17 - 35 tuổi).

Có thể thấy học sinh, sinh viên là những đối tượng mới lớn, trong độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, rủ rê, thích trải nghiệm những cái mới và muốn thể hiện bản thân nhanh chóng trở thành mục tiêu mà tội phạm ma túy hướng tới và học đường là thị trường béo bở của chúng.

Tội phạm ma túy lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để bào chế rất nhiều dạng ma túy thế hệ mới, được đánh giá là cực độc so với ma túy truyền thống, với hình thức bắt mắt thu hút sự tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá của giới trẻ, vừa che mắt cơ quan chức năng khi phát hiện, ngăn chặn ma túy vào học đường cũng như sự kiểm soát của gia đình và nhà trường với học sinh và con em mình.

Rất nhiều loại ma túy trá hình dưới hình thức nước vui, bùa lưỡi, bột dâu, bột xoài... (ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Rất nhiều loại ma túy trá hình dưới hình thức nước vui, bùa lưỡi, bột dâu, bột xoài... (ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Một số chất ma túy dễ bị lạm dụng trong học sinh, sinh viên, đặc biệt là các loại ma tuý tổng hợp “núp bóng” dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử và với nhiều tên gọi khác nhau: Ma túy trà sữa, keo con chó, tem giấy, bóng cười, cần sa, bánh lười, cỏ Mỹ, nấm ma thuật, ma túy tổng hợp dạng viên, nước vui, ma túy tổng hợp dạng đá. Trên thị trường hiện có khoảng 100 loại ma túy đang lưu hành trái phép.

Sau nhiều năm tích cực tiến hành khảo sát, nghiên cứu cùng với sự tâm huyết của tập thể gồm 27 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực: tâm lý, y học, sinh học thần kinh, xã hội học... mới đây, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Phòng, chống ma túy PSD đã hoàn thành bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cha mẹ, học sinh cấp THCS, THPT và được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định. Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” gồm 4 cuốn: Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học cơ sở; Kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh trung học phổ thông, Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh; Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Vụ việc 13 học sinh Trường THPT Hoành Bồ (Quảng Ninh) bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tê bì chân tay sau khi sử dụng một loại kẹo dẻo do một bạn trong lớp mang đi cho bạn. Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết đây là loại kẹo có nguồn gốc từ Mỹ, được chiết xuất từ cây cần sa, được một du học sinh mang về làm quà. Nhóm học sinh ở Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh sử dụng kẹo có chứa chất ma túy, bị ngộ độc được đưa đi cấp cứu. Bốn học sinh THPT ở Hải Dương tẩm ma túy vào thuốc lào rồi dùng điếu cày để hút; "nữ quái" trộn cần sa vào trà sữa đóng chai bán cho học sinh, sinh viên tại Lâm Đồng...

Đối với một số học sinh, khi đến với ma túy đầu tiên chỉ là sự tò mò "thử một lần cho biết" để thể hiện bản thân, sau đó dẫn đến nghiện ma túy lúc nào không hay. Một khi các em học sinh đã sa chân vào tệ nạn ma túy thì hệ lụy để lại sẽ vô cùng to lớn. Nó không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất, tâm - sinh lý, trí tuệ, nhân cách của các em mà còn làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức, phát triển tư duy và khả năng học các kỹ năng sống cần thiết cho học tập. Từ đó dẫn đến cơ hội hòa nhập, cơ hội việc làm của các em cũng giảm dần, thậm chí còn có thể hủy hoại tương lai của các em.

“Trường học không ma túy”

Học sinh, sinh viên là lực lượng cốt lõi, lâu dài, là nguồn lực của đất nước trong tương lai. Nếu học đường bị ma túy xâm nhập, hậu quả khôn lường không chỉ đối với học sinh, sinh viên và gia đình các em, mà còn làm suy yếu tương lai đất nước. Cuộc chiến chống ma túy đã và sẽ phải là cuộc chiến quyết liệt, không ngừng nghỉ, không khoan nhượng. Sự phối hợp của công an, gia đình, nhà trường, địa phương là “thành trì” vững chắc trong việc bảo vệ những chủ nhân tương lai của đất nước.

Thời gian qua, công tác phòng, chống ma túy (PCMT) ở tất cả các cấp học luôn được ngành GD&ĐT coi trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, các trường học đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai nghiêm túc việc giám sát, kiểm tra thực hiện công tác PCMT trong các trường học; Phối hợp các ngành có liên quan xây dựng, triển khai PCMT trong học đường. Cùng với đó, Sở GD&ĐT đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục PCMT trong nhà trường. Từ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các nội dung về công tác PCMT góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, trách nhiệm của các đơn vị, trường học, cán bộ, giáo viên, HSSV trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với TNMT.

Vừa qua, cuộc thi “Trường học không ma túy” có sự tham gia các đội thi đến từ các trường THCS, THPT tại tỉnh Lạng Sơn: THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Cao Lộc và THPT Việt Bắc; THCS Vĩnh Trại, THCS Hoàng Văn Thụ, THCS Chi Lăng. Với thông điệp “Nói không với ma túy và hãy chung tay đẩy lùi ma túy”, cuộc thi được tổ chức dưới dạng gameshow truyền hình, các đội thi tham gia 3 phần gồm: Trắc nghiệm, hùng biện và tài năng, năng khiếu.

Thầy giáo Đặng Ngọc Tú, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Văn Thụ cho biết: “Chính các em học sinh tham dự cuộc thi sẽ là những tuyên truyền viên về ma túy và nói không với ma túy. Chương trình này hết sức bổ ích, phong phú với các em học sinh. Qua đây các em học sinh được tiếp cận những kiến thức về ma túy, qua đó giúp các em có biện pháp để phòng tránh tác hại của ma túy. Nội dung chương trình hết sức phong phú, đa dạng, các kiến thức được truyền tải một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt. Dựa vào kết quả của chương trình cũng như sự hào hứng đón nhận của các em học sinh, trong thời gian tới nhà trường sẽ nghiên cứu, học tập theo mô hình để sao cho các kiến thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được lan tỏa tới học sinh nhiều hơn nữa”.

Bùi Tiến Dũng (thủ môn của CLB bóng đá Công an Hà Nội) giao lưu với hơn 1.000 học sinh tỉnh Lạng Sơn.

Bùi Tiến Dũng (thủ môn của CLB bóng đá Công an Hà Nội) giao lưu với hơn 1.000 học sinh tỉnh Lạng Sơn.

Giao lưu với hơn 1.000 học sinh tỉnh Lạng Sơn, Bùi Tiến Dũng (thủ môn của CLB bóng đá Công an Hà Nội) đã chia sẻ về quá trình luyện tập gian khổ để trở thành thủ môn được như ngày hôm nay. “Để đạt được ước mơ, phải có đam mê, sự kiên trì, bền bỉ và sự rèn luyện, phấn đấu không ngừng để đạt được thành công. Ma túy là tệ nạn và hiểm họa của xã hội, hậu quả ma túy gây ra rất nặng nề. Các bạn học sinh là chủ nhân tương lai, là niềm tự hào của gia đình, vì vậy các bạn hãy tránh xa ma túy, không thử, không giữ dù chỉ một lần”, thủ môn Bùi Tiến Dũng chia sẻ.

Vào những buổi chào cờ sáng thứ hai, các nhà trường lại tuyên truyền, phổ biến đến học sinh nội dung phòng, chống ma túy cùng những quy định khác. Để kiểm soát các chất ma túy không vào trường học, Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội xây dựng quy chế về công tác học sinh, trong đó nêu rõ những điều cấm học sinh không được làm. Nhà trường thành lập Tổ quản sinh thường xuyên phối kết hợp với gia đình học sinh để quản lý các em trong thời gian đến trường. Các giáo viên cũng thường xuyên tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các buổi sinh hoạt lớp.

“Thông qua các hình thức tuyên truyền tại nhà trường, em được tìm hiểu một số chất ma túy mà học sinh dễ bị lạm dụng. Chúng em rút ra được bài học là không nên sử dụng ma túy dù chỉ một lần bởi tác hại của nó rất to lớn, ảnh hưởng đến đời sống con người. Nếu có người dụ dỗ hoặc có bạn nói mình sử dụng ma túy thì em đã có thêm kỹ năng để bảo vệ mình hoặc em báo công an, cảnh sát khu vực, người thân trong gia đình về vấn đề mình gặp phải” - học sinh Nguyễn Quang (Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội) chia sẻ.

Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cụ thể trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong phòng, chống ma túy: Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.