Thanh toán không dùng tiền mặt: Vẫn chưa tự tin khi ra đường không có tiền mặt!

Toàn cảnh Diễn đàn “Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg - Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp”
Toàn cảnh Diễn đàn “Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg - Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp”
(PLVN) - Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, mặc dù đến nay đã có nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng ông không thể tự tin ra đường mà trong túi không có tiền bởi còn rất nhiều thứ phải có tiền mặt mới mua được… 

Chưa được như kỳ vọng

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020 đưa ra là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Tại Diễn đàn “Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg- Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp (DN)” do Tạp chí Diễn đàn DN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 26/8, tuy không đưa ra cụ thể con số này đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu, song đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN thừa nhận: “Mặc dù thói quen, hành vi sử dụng tiền mặt phổ biến của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử…”.

Theo chuyên gia tài chính- ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, không phải vấn đề TTKDTM mới được đề cập tại Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ mà từ năm 2012, Việt Nam đã có Nghị định 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM. “Sau gần 10 năm, mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn, nhưng chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt, 80% chi tiêu người dân vẫn là tiền mặt!”- Chuyên gia này quả quyết.

Ông cho biết, mặc dù trong túi ông có thẻ ngân hàng hay mã QR Code nhưng ông chưa tự tin ra đường mà trong túi không có tiền mặt, bởi rất nhiều thứ phải tiêu bằng tiền, từ ăn sáng, ăn trưa, uống nước, đổ xăng hay mua sắm nhỏ lẻ… 

Dẫn số liệu của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, trong số gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, mặc dù có bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu TTKDTM như kỳ vọng.

“Covid-19 đang bước vào giai đoạn thứ hai, chúng ta cũng chưa biết bao giờ có thể khống chế dịch bệnh này, do đó, không có cách nào khác là phải thay đổi nhanh hơn, chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho kinh doanh bền vững trong bối cảnh sẽ phải sống chung với đại dịch”- Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Có đến 86% người mua hàng vẫn thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua sắm qua mạng.
Có đến 86% người mua hàng vẫn thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch mua sắm qua mạng. 

Lúng túng trong triển khai

Là một trong số DN tiên phong trong việc khai TTKDTM, ông Đinh Thanh Sơn -  Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết, Viettel Post đã triển khai TTKDTM từ năm 2016 với thời điểm sơ khai của hoạt động mua sắm qua mạng. Khi đó, 95% khách hàng của Viettel Post sử dụng phương thức thanh toán dùng tiền mặt. DN đã đưa ra nhiều giải pháp thay đổi phương thức thanh toán này như giảm cước vận chuyển đến 20-30% khi TTKDTM. Sau 4 năm triển khai, đã có 30% số khách hàng TTKDTM, còn khoảng 70% khách hàng vẫn sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt.

“DN rất mong muốn được TTKDTM vì nhân viên đi thu tiền rất sợ bị “bom hàng”, bị cướp và thực tế đã xảy ra. Nhưng hiện đang có một số vấn đề khó khăn mà bản thân DN không xử lý được..”- ông Sơn chia sẻ.

Theo DN này, có một thực tế hiện nay là nếu thanh toán điện tử thì mất phí cao, trong khi thanh toán tiền mặt không mất phí. Thêm vào đó, với trường hợp thanh toán bằng ví điện tử, đang có các QR Code khác nhau cho hệ thống các ví điện tử khác nhau mà không thể thanh toán chéo, gây khó khăn cho TTKDTM.

Đại diện Viettel Post cũng chia sẻ, DN này đang nghiên cứu hệ thống thanh toán tạm giữ để người mua và bán tin tưởng nhau hơn, tạo tin cậy cho mua sắm online, giúp hoạt động mua sắm điện tử phát triển hơn…

Nhắc lại những kết quả sau 4 năm triển khai Quyết định 2545/QĐ-TTg, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc đã thẳng thắn chỉ ra một thực tế là hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng.

“Hiện nay, các tổ chức tài chính (gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và ví điện tử) đều xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán, vừa gây lãng phí, vừa không tận dụng được hạ tầng chung. Các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. 

Đặc biệt, về môi trường pháp lý, Chủ tịch VCCI nhận định, dù đã có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số, nhưng vẫn còn trở ngại về mặt pháp lý, thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành. Cụ thể là sự thiếu phù hợp giữa các quy định về chứng từ điện tử hiện hành và tính chất đặc thù của những chứng từ điện tử phát sinh trong các giao dịch số; Vấn đề bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng vẫn chưa đảm bảo...

“Điều này khiến TTKDTM ở Việt Nam chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi, nhất là khối DN…”- Chủ tịch VCCI lý giải.

Ông đề nghị cần có những nỗ lực mới cả ở tầm chính sách và tạo lập hạ tầng để thúc đẩy phát triển TTKDTM ở Việt Nam nói chung và TTKDTM trong DN nói riêng. 

Không cần đến 2 năm để thử nghiệm

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chúng ta đã đi một đoạn đường rất dài với mong muốn chuyển đổi nền kinh tế từ sử dụng tiền mặt là chủ yếu thành nền kinh tế phi tiền mặt, nhưng sau hơn 10 năm triển khai, vẫn chưa đạt được kỳ vọng khi số giao dịch dùng tiền mặt vẫn là 80%.

Chuyên gia này cho rằng, trong giai đoạn mới cần có những quyết tâm mới, thực chất hơn, mạnh bạo và dấn thân, sẵn sàng chấp nhận rủi ro từ phía Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước.

 

"Tôi biết NHNN đã xây dựng dự thảo trình Chính phủ chương trình thử nghiệm có kiểm soát thanh toán phi tiền mặt với Fintech, trong đó có P2P Lending. Có thể Chính phủ sẽ ban hành một chương trình thử nghiệm thanh toán điện tử hiện đại vào đầu năm 2021 và thời gian thử nghiệm có thể lên tới 2 năm. Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ mới ở bước thử nghiệm, còn chưa bước chân vào quy định pháp luật. Điều này là quá thận trọng! Tôi mong chương trình này sẽ được ban hành sớm vào quý 4/2020 và thử nghiệm chỉ cần 1 năm để quan sát, sau đó là đưa ra những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn…”- ông Hiếu nói.

TS Nguyễn Trí Hiếu cũng bày tỏ hy vọng, với sự quyết liệt của Chính phủ trong thời gian tới, chậm nhất tới năm 2025, 80% dân số Việt Nam sẽ có tài khoản ngân hàng và chỉ còn 40% là giao dịch bằng tiền mặt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…

Ngành Thuế quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”

Cán bộ thuế hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại di động. (Nguồn ảnh: baolaichau.vn).
(PLVN) - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa hoàn thành dự toán thu nhưng vẫn bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) và tăng trưởng kinh tế, năm 2024 ngành Thuế tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Bamboo Capital (BCG): Nợ phải trả giảm mạnh hơn 5.498 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 26,5% lên 17.456 tỷ đồng

Bamboo Capital (BCG): Nợ phải trả giảm mạnh hơn 5.498 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 26,5% lên 17.456 tỷ đồng
(PLVN) - Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đạt 4.011,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 188,2 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối quý 4/2023 đạt 41.979 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng nợ phải trả của Bamboo Capital giảm mạnh hơn 5.498 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn này cũng tăng trưởng 26,5% lên 17.456,2 tỷ đồng.

TRACODI (TCD): Doanh thu năm 2023 đạt 1.784 tỷ, lãi 163 tỷ

TRACODI (TCD): Doanh thu năm 2023 đạt 1.784 tỷ, lãi 163 tỷ
(PLVN) -  Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TRACODI, HoSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital - vừa công bố BCTC quý 4/2023. Luỹ kế cả năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của TRACODI đạt 1.784,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 163,3 tỷ đồng.

Tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn, bền vững”: “Chủ trương không khuyến khích tích trữ vàng miếng là đúng đắn”

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không khuyến khích người dân mua bán vàng miếng, tích trữ vàng miếng là đúng đắn và chúng ta cần phải bám sát theo chủ trương này để có biện pháp”, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nêu quan điểm tại Tọa đàm “Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn, bền vững”, tổ chức tại Hà Nội vào hôm qua (25/10).

Sắp ra mắt Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (FAIP)

Sắp ra mắt Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (FAIP)
(PLVN) - Vào ngày 16/1 tới, Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (FAIP) sẽ chính thức được ra mắt. Đây là đầu mối tin cậy của các nhà đầu tư, các đối tác nhằm kết nối cung - cầu về đầu tư, tài chính cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp (KCN).

Năm 2024 sẽ không còn khoản vay lãi suất cao

Lãi suất ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm. (Nguồn ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, những khoản cho vay với lãi suất cao do các ngân hàng huy động với lãi suất cao trước đó sẽ không còn tồn tại trong năm 2024.

F88 đứng thứ 2 top 15 startup huy động vốn tốt nhất Việt Nam

F88 đứng thứ 2 top 15 startup huy động vốn tốt nhất Việt Nam
(PLVN) -  Tính riêng ở lĩnh vực tài chính, có 3 doanh nghiệp được bình chọn lần lượt là F88, Trusting Social và Fiinhay. Cụ thể, F88 xếp thứ 2 trong danh sách các công ty startup có kết quả huy động vốn tiêu biểu nhất, sau Novaland Group, còn Trusting Social xếp thứ 7 và Fiinhay xếp thứ 11.

Linh hoạt cung cấp tín dụng nhưng không hạ chuẩn

Tăng trưởng tín dụng được đẩy nhanh nhưng còn thấp so với cùng kỳ 2022. (Ảnh minh hoạ/Phạm Hùng)
(PLVN) -Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được đẩy nhanh nhưng số liệu cập nhật đến ngày 13/12/2023 cho thấy tín dụng tăng 9,87% so với cuối năm 2022, thấp hơn so với định hướng điều hành 14% trong năm nay… Tại Thông báo mới đây, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng chủ động, linh hoạt cung cấp tín dụng nhưng không được hạ chuẩn tín dụng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Đưa hiện đại hóa trở thành “điểm sáng” của ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn. (Ảnh: Thanh Hải).
(PLVN) -Ghi nhận những nỗ lực chuyển đổi số (CĐS) của ngành Thuế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng giúp ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn đề nghị toàn ngành cần quan tâm và triển khai mạnh mẽ hơn nữa, phải đưa công tác hiện đại hóa trở thành một “điểm sáng” của hệ thống thuế.

Ngành Thuế 'về đích' thu ngân sách

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Tổng cục Thuế và trực tuyến tại 63 Cục Thuế toàn quốc. (Ảnh: Tổng cục Thuế)
(PLVN) - Với quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), ước thực hiện cả năm 2023, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 5,5% dự toán, bằng 95,4% so với thực hiện năm 2022.

Fiin Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm BBB- cho F88

Fiin Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm BBB- cho F88
(PLVN) -  Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường, thậm chí lỗ trong ngắn hạn nhưng tổng thể hoạt động kinh doanh, quản trị vẫn được đánh giá ổn định, thậm chí dự báo tích cực là lý do Fiin Ratings tiếp tục duy trì điểm tín dụng BBB- cho F88.

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cần tận dụng tốt thế và lực để bứt phá

Cùng tham dự buổi làm việc có Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn; đại diện Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Tập thể Lãnh đạo và đại diện các Chi cục thuộc Cục Thuế TP Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại buổi làm việc với Cục thuế TP Hồ Chí Minh về tiến độ thu ngân sách. Đến thời điểm hiện tại, dự báo khả năng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý năm 2023 hụt gần 5.300 tỷ đồng, đơn vị đặt mục tiêu sẽ phấn đấu hoàn thành 100% dự toán trong 2 tuần “nước rút”…