Chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh là một trong 4 nhiệm vụ then chốt mà Đại hội Đảng bộ Thành phố Vũng Tàu đề ra trong nhiệm kỳ 2021 – 2025; xác định các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số trong năm 2022, tập trung vào 03 trụ cột là chính quyền số, xã hội số và các hoạt động kinh tế có sử dụng số lượng thông tin số, tri thức số, dữ liệu số như là các yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng CNTT không gian hoạt động; sử dụng công nghệ, nền tảng số để tăng cường năng lượng lao động và để tối ưu hóa nền kinh tế.
Năm 2022, TP. Vũng Tàu đặt ra chỉ tiêu các chuỗi cửa hàng bách hoá tự chọn có tài khoản trên sàn thương mại điện tử; 100% siêu thị, Trung tâm thương mại có tài khoản trên sàn thương mại điện tử; 30 đến 40% cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trang web sẵn sàng tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; 90% các khu di tích lịch sử, các danh thắng trên địa bàn thành phố được gắn mã QR code của máy chủ du lịch tra cứu thông tin.
Theo sơ đồ hệ thống hiện tại TP. Vũng Tàu hiện có tổng số hơn 70% dân số thành phố có điện thọai thông minh là một lợi thế rất lớn trong xây dựng tạo ra các dân số thúc đẩy phát triển kinh tế số TP.Vũng Tàu nói riêng và tỉnh BRVT nói chung.
Ông Lê Văn Tuấn Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh BRVT phát biểu góp ý tại hội nghị |
Thành phố từng bước triển khai nhiều giải pháp, tăng cường công tác truyền thông nhằm thay đổi thói quen của người dân trong công việc sử dụng thanh toán tiền mặt sang thanh toán điện tử thông qua ngân hàng tài khoản, ví điện tử và các ứng dụng tiền di động; khả năng giao tiếp trong môi trường số, cơ bản kỹ thuật số, mua bán hàng hóa trên mạng, giúp người dân hiểu được lợi ích khi sử dụng tài khoản thanh toán điện tử và ví điện tử.
Mục tiêu đến cuối năm 2022, phấn đấu đạt 100% cán bộ , công chức, người lao động trực thuộc UBND TP. Vũng Tàu có tài khoản thanh toán điện tử hoặc ví điện tử, 65-70% dân số thành phố từ 15 tuổi trở lên có tài khoản; 80% cán bộ hưu trí có smartphone tải và cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội điện tử VSSID, 90% người dân cài đặt sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử và ứng dụng PC Covid; 100% các trường có tài khoản ngân hàng; 80% phụ huynh, học sinh nộp tiền học phí, bảo hiểm y tế và các khoản phí khác thông qua hình thức chuyển khoản; 80% cán bộ hưu trí có tài khoản ngân hàng chấp nhận thanh toán lương hưu bằng hình thức chuyển khoản.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Lợi Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh BRVT đề xuất một số giải pháp như triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển TTKDTM.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm phát tiển hạ tầng thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong TTKDTM.
Để thực hiện thành công chung của công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn TP. Vũng Tàu, ngoài sự quyết tâm của chính quyền, rất cần sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn thể người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn.