Thanh Hoá tích cực giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân

Thị trấn miền núi Mường Lát (Thanh Hoá) ngày càng phát triển
Thị trấn miền núi Mường Lát (Thanh Hoá) ngày càng phát triển
(PLVN) - Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, tỷ lệ hộ nghèo ở Thanh Hóa giảm bình quân 2,56%/năm, vượt mục tiêu giảm 2,5%/năm và nằm trong nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, dân số chiếm 1/3 toàn tỉnh, trong đó có 6 dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Dao, Thổ, Mông, Khơ Mú. Hầu hết địa bàn miền núi đều có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội vô cùng khó khăn. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực này là 27,99%, cao gấp 2,9 lần bình quân cả nước và gấp 1,7 lần bình quân toàn tỉnh.

Nhằm phát triển vùng miền núi nhanh và bền vững, ngày 4/11/2013, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 09 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đến nay đã có bước phát triển khá toàn diện.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng của các huyện miền núi bình quân giai đoạn 2014 - 2019 đạt 8,7%; người nghèo đã tiếp cận thuận lợi và đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường và củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân có chuyển biến tích cực.

Nhiều gia đình thoát nghèo vì được hưởng lợi từ chính sách giảm nghèo bền vững
Nhiều gia đình thoát nghèo vì được hưởng lợi từ chính sách giảm nghèo bền vững 

Hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh và hoạt động có hiệu quả; đội ngũ cán bộ là người DTTS được quan tâm đào tạo bồi dưỡng; an ninh, trật tự vùng DTTS và miền núi được giữ vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,3%/năm (theo tiêu chí nghèo đa chiều).

Với sự tập trung chỉ đạo cùng nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và của người dân, sau 5 năm thực hiện, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,56%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ mức cao gấp 1,37 lần cả nước đầu năm 2016 (đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 13,51%, tỷ lệ hộ nghèo cả nước 9,88%) đã giảm xuống bằng 0,87 lần so với bình quân chung của cả nước vào cuối năm 2019 (cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 3,27%, tỷ lệ hộ nghèo cả nước 3,75%), ước đến cuối năm 2020, tỉnh Thanh Hóa còn tỷ lệ hộ nghèo 1,01%. 

Trong đó, đến năm 2018, đã có huyện Như Xuân (là một trong 8 huyện của cả nước) đã ra khỏi danh sách huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, 24 xã bãi ngang ven biển, 05 xã và 55 thôn, bản ĐBKK khu vực miền núi thoát khỏi diện ĐBKK; các phường: Ba Đình, Điện Biên, Trường Thi, Lam Sơn, Đông Vệ, Ngọc Trạo, Đông Sơn và các xã Đông Tân, Đông Hưng, Quảng Thịnh của thành phố Thanh Hóa; thị trấn Rừng Thông của huyện Đông Sơn không còn hộ nghèo; nhiều xã, phường chỉ còn hộ nghèo bảo trợ xã hội.Đến tháng 6 năm 2020 đã có 367 xã đạt chuẩn NTM và 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (trên tổng số 559 xã sau sáp nhập).

Chương trình giảm nghèo bền vững nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chương trình giảm nghèo bền vững nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Thanh Hóa phấn đấunăm 2020 đạt các chỉ tiêu đề ra như: 100% khẩu cận nghèo được mua BHYT; 39.200 hộ nghèo có nhà ở kiên cố, 35.500 hộ nghèo có diện tích tối thiểu 8m2, 63.800 hộ nghèo có hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; 33.900 hộ nghèo được xây dựng các công trình nước sạch hợp vệ sinh; 22.800 hộ nghèo có tài sản và tiếp cận dịch vụ thông tin, truyền thông.

Về thu nhập bình quân của hộ nghèo, đến năm 2020 Thanh Hóa phấn đấu đạt gấp 2,5 lần cuối năm 2015, đạt mục tiêu Chương trình đề ra. Đến nay, Thanh Hóa đã đào tạo nghề cho hơn 310.000 lao động; tạo việc làm mới cho hơn 270.000 lao động, trong đó đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 40.074 lao động (có 4.464 lao động tại các huyện nghèo), tập trung vào các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước Trung Đông với các nhóm ngành sản xuất, chế tạo, xây dựng, hàn, cơ khí, nông nghiệp, giúp việc gia đình... Số tiền người lao động gửi về nước hằng năm khoảng từ 120 triệu đến 150 triệu USD. Tỷ lệ lao động sau khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài về nước có cuộc sống tốt hơn chiếm trên 98%, tỷ lệ gia đình thoát nghèo chiếm trên 95%, nhiều gia đình đã giàu lên nhờ đi xuất khẩu lao động.

Để hoàn thành các mục tiêu mà Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đề ra, theo ông Lê Minh Hành - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong thời gian tới, Thanh Hóa cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp một cách quyết liệt đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là ở các huyện miền núi

Khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên và xóa bỏ tư tưởng trông chờ ý lại của hộ nghèo, hộ cận nghèo là giải pháp then chốt, đột phá để giảm nghèo nhanh và bền vững; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Xác định phát triển sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm là giải pháp trọng tâmđể giảm nghèo nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh cải cách hành chính, xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp may mặc, giày da, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, du lịch cộng đồng…

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.