Tham vấn sao để văn bản quy phạm pháp luật không "sống thực vật"?

Vì chưa lấy ý kiến rộng rãi nên Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội bị phản ứng. Ảnh minh họa
Vì chưa lấy ý kiến rộng rãi nên Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội bị phản ứng. Ảnh minh họa
(PLO) - 100% người được hỏi quan tâm đến hoạt động tham vấn công chúng, trong đó có đến 80,8% chuyên gia rất quan tâm đến hoạt động này nhưng việc tiếp thu, phản hồi “nhạt nhẽo” khiến hoạt động tham vấn đang không phát huy được hiệu quả.
Thực trạng trên được rút ra qua nghiên cứu tham vấn công chúng trong qui trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Thư viện Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Quỹ Châu Á vừa được công bố.
Tham vấn “cho có”, phản hồi “gần như không”
Báo cáo nhận định, đã có sự thay đổi tích cực về nhận thức của các cơ quan nhà nước và công chúng đối với công tác tham vấn công chúng trong thời gian qua. Công chúng ngày càng chủ động hơn khi tham gia góp ý vào qui trình ban hành VBQPPL, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tượng chịu sự tác động bởi dự thảo VBQPPL. 
Ngoài ra, sự tham gia chủ động, tích cực của các tổ chức xã hội trong tham vấn công chúng đã góp phần lan tỏa cho hoạt động tham vấn công chúng trong xã hội, thay đổi nhận thức của người dân, cán bộ, công chức… về hoạt động này. Như sự tham gia của Liên minh Đất đai (LANDA) vào hoạt động tham vấn công chúng đối với Luật Đất đai đã giúp người dân, gồm cả những người nông dân, “đến gần hơn” với Luật này ngay từ quá trình soạn thảo.
Dù tham vấn ý kiến người dân để tối ưu hóa việc ra quyết định, ban hành chính sách, pháp luật nhưng thực tế hoạt  động tham vấn lại đang rất hình thức vì cách thức chưa phù hợp, chưa đúng đối tượng, nội dung còn chung chung hoặc quá kỹ thuật, thời điểm tham vấn muộn, thông tin chưa được cung cấp đầy đủ, nguồn lực hạn chế, đối tượng được tham vấn khó tiếp cận dự thảo…
Nhất là việc tiếp thu, phản hồi hiện đang là khâu yếu nhất trong quá trình tham vấn công chúng hiện nay vì việc phản hồi “gần như không có”, nhất là không có sự giải thích vì sao không tiếp thu ý kiến. Có đến 56% người được hỏi cho biết cơ quan nhà nước không phản hồi hoặc không có ý kiến sau khi tham vấn. Ông Nguyễn Ngọc Bảo – ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh, nhiều người không muốn đưa ý kiến vì không nhận được phản hồi, tiếp thu là một hạn chế rất lớn của hoạt động tham vấn.
Nếu có phản hồi thì chỉ giải trình chung, thiếu sự phản hồi tới từng đối  tượng cụ thể và về những vấn đề cụ thể, chưa đủ sức thuyết phục với người dân. Như nhận xét của đại diện nhóm các chuyên gia ở Hà Nội, TP.HCM, việc tiếp thu ý kiến tham vấn thường được giải trình “theo ý muốn chủ quan của cơ quan soạn thảo, không xuất phát từ cơ sở tổng hợp một cách  khách quan góp ý của người dân”. Cũng có tình trạng “bỏ qua” những ý kiến của số ít mà chỉ phản hồi khi bị “đánh hội đồng” như việc cơ quan nhà nước tiếp thu phản ánh của báo chí về vấn đề thu phí giao thông…
Rõ “địa chỉ” phản hồi để tham vấn 
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tham vấn là hình thức “dân chủ tham gia”, khắc phục được những nhược điểm của hình thức dân chủ trực tiếp (loãng ý kiến) và dân chủ đại diện (dễ bị chi phối bởi nhóm lợi ích) nhưng “làm không khéo sẽ bị hình thức” như hiện nay. Ông Filip Graovac - Phó Trưởng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam chia sẻ: “Tham vấn sẽ giúp người dân hiểu thì việc thực thi pháp luật mới hiệu quả”. 
Song, chính sự “thờ ơ” trong tiếp thu, phản hồi ý kiến tham vấn đã khiến người đóng góp ý kiến không cảm thấy được tôn trọng và giảm động lực tham gia góp ý. Từ đó, các ý kiến đóng góp kém chất lượng, ít ý kiến tâm huyết. Một chuyên gia ở Gia Lai cho biết không còn quan tâm đến phản hồi của Ban soạn thảo, từ bỏ ý định theo đuổi ý kiến đến cùng vì không nhận được phản hồi.
Ngay thảo luận của ĐBQH tại nghị trường cũng chưa phát huy hết hiệu quả. Với thời gian hạn chế và phương thức thảo luận “không trao đi đổi lại” nên nhiều trường hợp ĐBQH không thể hiện được hết ý kiến, không đi được đến cùng của vấn đề.
Do đó, các chuyên gia đồng tình cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động tham vấn, nhất là qui định về trách nhiệm tiếp thu, phản hồi là điều kiện quan trọng để hoạt động tham vấn thực sự phát huy hiệu quả, tránh những VBQPPL bị “chết yểu” hoặc “sống thực vật” vì không đủ điều kiện đi vào cuộc sống, điển hình như trường hợp của Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
“Phải trân trọng ý kiến, có người chịu trách nhiệm, đánh giá công khai các ý kiến tham vấn, không để khi chính sách ban hành, người dân âm thầm chịu đựng, đến khi không chịu được thì phản ứng” – ông Nguyễn  Ngọc Bảo đề nghị. Cùng với đó, cần qui định về quyền được tham vấn của người dân đối với dự thảo chính sách, VBQPPL để thu hút sự tham gia của nhân dân. 
Đồng thời, cần qui định trách nhiệm của cơ quan tiếp thu và phản hồi trong mỗi giai đoạn lập pháp, lập qui để ý kiến tham vấn của người dân, tổ chức không còn cảnh “ném đá ao bèo” như cách ví von của Nhóm tổ chức xã hội tại Thừa Thiên Huế về việc tham vấn. 
Truyền thông ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tham vấn
Qua khảo sát đánh giá, nhóm chuyên gia và nhóm truyền thông là hai nhóm chủ động, tích cực nhất trong hoạt động góp ý xây dựng và hoàn thiện các VBQPPL và các chính sách vĩ mô. Trong đó, một trong những nhóm đối tượng tham vấn có sức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tham vấn là nhóm truyền thông với vai trò là tuyên truyền và là đối tượng được tham vấn. 
“Sự vào cuộc mạnh mẽ của truyền thông nhằm tuyên truyền cho hoạt động lấy ý kiến nhân dân về một số VBQPPL đã mang đến hiệu quả cao cho công tác tham vấn như đối với việc tham vấn vào Dự thảo Luật Đất đai 2013” – báo cáo nghiên cứu nhận xét.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.