Tham vấn gia nhập Công ước về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Bộ Tư pháp đang đẩy mạnh nghiên cứu và đề xuất khả năng gia nhập Công ước năm 1954 về vị thế người không quốc tịch, Công ước năm 1961 về giảm tình trạng không quốc tịch, hướng đến mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”.

Triển khai Quyết định số 402/QĐ-TTCP ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên Hợp quốc, Bộ Tư pháp vừa tổ chức hội thảo trực tuyến tham vấn ý kiến về khả năng gia nhập Công ước năm 1961 về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch.

Tham dự hội thảo tại điểm cầu Hà Nội có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan. Tại điểm cầu địa phương gồm có Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan của thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Sóc Trăng và một số địa phương khác.

Tham dự hội thảo trực tuyến còn có đại diện của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan của các nước Philippines, Turkmenistan, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn Băng Cốc - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giáo sư trường Đại học Maastricht, Hà Lan.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho biết tình trạng người không quốc tịch, không có giấy tờ chứng minh về nhân thân, người di cư tự do vào Việt Nam (gọi chung là nhóm dân cư dễ bị tổn thương) là vấn đề lịch sử đã có từ lâu.

Qua các thời kỳ khác nhau, nhóm dân cư này sống chủ yếu tại các tỉnh dọc biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng (Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc) và một số ít di chuyển giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đặc điểm chung của nhóm người này là: cuộc sống khó khăn về kinh tế; trình độ dân trí thấp; không có giấy tờ làm căn cứ xác định nhân thân, quốc tịch; chịu ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán của người dân tộc; quan hệ hôn nhân gia đình, hộ tịch… thường không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh phát biểu tại hội thảo.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh phát biểu tại hội thảo.

Để giải quyết một cách cơ bản tình trạng không quốc tịch thì đòi hỏi mỗi quốc gia phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện các chính sách pháp lý cho vấn đề này. Những năm qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp, biện pháp, chính sách khác nhau nhằm giải quyết giấy tờ pháp lý cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương (như đăng ký hộ tịch, xác định quốc tịch, cấp giấy tờ nhân thân, cư trú…).

Trong đó, chính sách, giải pháp nổi bật nhất có thể kể đến là việc ban hành Luật Quốc tịch (năm 2008) với nhiều quy định nhằm hạn chế tình trạng không quốc tịch và việc ban hành và thực hiện chính sách pháp luật đăng ký hộ tịch phổ cập nhằm tạo thuận lợi cho nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức trong việc giải quyết tình trạng không quốc tịch mà Việt Nam còn phải đối mặt như: chưa có khung pháp luật riêng để điều chỉnh địa vị của người không quốc tịch và giải quyết tình trạng không quốc tịch, chưa có kế hoạch tổng thể để giải quyết vấn đề di cư tự do, không quốc tịch, không có giấy tờ chứng minh quốc tịch cho các nhóm đối tượng khác nhau, chưa có số liệu tổng thể về người không quốc tịch, không có giấy tờ, hạn chế về nguồn lực phục vụ việc giải quyết tình trạng không quốc tịch, hạn chế về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức…

Do đó, ông Nguyễn Công Khanh cho rằng hội thảo là cơ hội để tập trung đánh giá một cách khách quan, toàn diện các kết quả những kết quả Việt Nam đã đạt được trong việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch, cấp giấy tờ pháp lý cho người di cư, người không có giấy tờ, đồng thời nhận diện đầy đủ những khó khăn, thách thức đang đặt ra để có những giải pháp khả thi, hiệu quả nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề di cư, không quốc tịch, không có giấy tờ chứng minh về nhân thân, hướng đến mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”.

Trước đó, tháng 12/2018, Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên Hợp quốc (gọi tắt là Thỏa thuận GCM) đã được thông qua tại kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp quốc khóa 73. Sau khi gia nhập Thỏa thuận này, ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên Hợp quốc tại Việt Nam.

Ngày 01/4/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 514/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên Hợp quốc của Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2020 – 2030. Theo đó, Bộ Tư pháp được giao nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc giải quyết giấy tờ pháp lý cho người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người di cư tự do, trong đó, có nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu và gia nhập Công ước quốc tế 1961 về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch.

Các đại biểu dự hội thảo về cơ bản nhất trí với nội dung các Báo cáo chuyên đề do đại diện Bộ Tư pháp trình bày và xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Tư pháp là việc đẩy mạnh nghiên cứu và đề xuất khả năng gia nhập Công ước năm 1954 về vị thế người không quốc tịch, Công ước năm 1961 về giảm tình trạng không quốc tịch.

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động đăng ký hộ tịch, cấp phát các giấy tờ quốc tịch cho người di cư ở tất cả các giai đoạn di cư, người di cư đủ điều kiện (lưu ý nhóm đối tượng là người di cư ở khu vực biên giới); người dân tộc thiểu số; phụ nữ và trẻ em (đặc biệt là trẻ em di cư, trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam).

Các ý kiến tham luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế, với kinh nghiệm trong việc gia nhập Công ước năm 1954 và 1961 (của Philippines và Turkmenistan) sẽ giúp ích cho Việt Nam trong việc tham gia Công ước này, hướng đến mục tiêu bảo đảm cho mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là phụ nữ và trẻ em đều có quốc tịch, không ai bị rơi vào tình trạng không quốc tịch.

Tin cùng chuyên mục

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch phối hợp, được sự đồng ý của Đảng ủy Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh, Chi bộ Phòng Nghiệp vụ 2 – Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán đã tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “ Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử” tại Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp) là nơi gìn giữ phần Mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vào ngày 11,12/5/2024.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng ngày 11/5/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần Grand Nutrition triển khai hoạt động trao tặng học bổng và phần quà cho học sinh, người có công trên địa bàn.

Không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về đội ngũ thông tin cơ sở. (Nguồn ảnh: Bộ TT&TT)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở, tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.