Thẩm định phim trong nước: Bao giờ 'đồng điệu' với giải thưởng quốc tế?

Phim “Cha cõng con” đoạt “mưa” giải thưởng quốc tế, nhưng vô duyên với giải thưởng trong nước.
Phim “Cha cõng con” đoạt “mưa” giải thưởng quốc tế, nhưng vô duyên với giải thưởng trong nước.
(PLO) - Phim “Cha cõng con” rớt giải ở liên hoan phim (LHP) trong nước, nhưng nhận giải thưởng quốc tế, được đánh giá cao, “Đảo của dân ngụ cư” không được dư luận trong nước quan tâm, nhưng nhận “mưa” đề cử và giải thưởng danh giá quốc tế… 

Đó chỉ là vài trong nhiều trường hợp phim Việt bị “ghẻ lạnh” bởi chính những nhà chuyên môn trong nước, nhưng ghi điểm tại nước ngoài, và ngược lại. Phải chăng đây là một “nghịch lý” của điện ảnh Việt?

“Lời nguyền” của tác phẩm điện ảnh Việt

Còn nhớ, hơn một tháng trước đây, “Cha cõng con”, phim của đạo diễn trẻ Lương Đình Dũng đã gần như ra về trắng tay tại lễ trao giải Cánh Diều 2016 khi chỉ nhận được chiếc Bằng khen từ Ban giám khảo cho hạng mục Phim điện ảnh, trong khi đã được đề cử ở 3 hạng mục: Nam diễn viên chính xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Phim điện ảnh xuất sắc... Kết quả này khiến đạo diễn Lương Đình Dũng và êkíp làm phim thất vọng, sau đó, đạo diễn trẻ đã có một hành động khiến dư luận ngỡ ngàng là trả lại tấm Bằng khen này.

Ngược với kết quả trong nước, tại LHP Quốc tế Boston lần thứ 15, “Cha cõng con” đã được vinh danh giải “Phim có cốt truyện hay nhất”. Ở LHP Quốc tế Arizona lần thứ 26 phim “Cha cõng con” đoạt giải “Phim truyện nước ngoài xuất sắc nhất” và giải “Quay phim ấn tượng nhất” do Ban giám khảo bình chọn dành cho nhà quay phim Lý Thái Dũng. Mới đây, phim tiếp tục đoạt giải “Quay phim xuất sắc nhất” của LHP Quốc tế Milano lần thứ 17 của Italy. Đây đều là những giải thưởng lớn của các liên hoan phim uy tín quốc tế, điều mà nhiều người làm nghề đều mơ ước chạm đến.

Đạo diễn Lương Đình Dũng cũng là người từng thấm thía “lời nguyền” phim được quốc tế ghi nhận sẽ “vô duyên” tại giải thưởng điện ảnh Việt. Năm 2004, tác phẩm “Hạnh phúc đỏ” của anh chỉ giành giải khuyến khích ở Cánh Diều Vàng, nhưng sau đó được chọn chiếu tại LHP lớn của Pháp. Năm 2007, tương tự, phim “Chuyện ông Mờ”  của Lương Đình Dũng nhận được Bằng khen của Ban giám khảo Cánh Diều Vàng, nhưng sau đó được giải Phim xuất sắc tại LHP Quốc tế Tokyo lần thứ 29. 

Mới đây, tác phẩm điện ảnh đầu tay của nghệ sĩ Hồng Ánh, “Đảo của dân ngụ cư” giành được 8 đề cử quan trọng, lập kỷ lục của LHP Quốc tế ASEAN - AIFFA 2017, sau đó 3 giải thưởng quan trọng, trong đó có giải thưởng cao nhất Phim hay nhất, là một tin vui, một niềm tự hào không nhỏ cho điện ảnh Việt. Trước đó, tại Việt Nam, phim chưa được nhận giải thưởng Việt nào, và cũng không nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.

Lựa chọn tròn trịa, điện ảnh khó đột phá

Câu chuyện phim Việt được đánh giá cao tại các giải thưởng quốc tế, nhưng bị giới chuyên môn thờ ơ, giải thưởng trong nước quay lưng đã không còn là chuyện hiếm. Nhắc lại chuyện xưa, có thể kể đến phim “Chơi vơi” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, không được ghi nhận tại LHP Việt Nam 2009, nhưng giành giải của Hiệp hội Phê bình điện ảnh thế giới tại LHP hoan  danh tiếng Venice. Phim “Nước 2030” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh được chọn chiếu khai mạc chương trình Toàn cảnh của LHP Quốc tế Berlin - Đức, và đoạt giải Phim truyện xuất sắc nhất ở LHP Quốc tế San Pedro, California, Mỹ…, nhưng lại ra về tay không tại LHP Việt Nam 2015…

Theo một nhà làm phim lý giải, vấn đề là ở chỗ, mỗi giải thưởng điện ảnh Việt luôn có những tiêu chí riêng, và hầu hết những tiêu chí này đều rất “an toàn”. Trong khi đó, các phim đoạt giải quốc tế đều là những tác phẩm mới, thậm chí lạ, khó cảm thụ với cách xây dựng đặc biệt, tiệm cận với điện ảnh phương Tây. Vì thế, các phim này dù có gây ra chút tranh cãi trong nội bộ giám khảo, thì rút cục hầu hết vẫn bị từ chối.

Cứ nhìn vào danh sách những phim đoạt giải của các liên hoan phim, các giải điện ảnh uy tín trong nước, sẽ thấy rõ “cái gu” của các nhà chuyên môn phim Việt: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cuộc đời của Yến”, “Những đứa con của làng”– ba tác phẩm đoạt giải cao nhất của LHP Việt lần thứ 19; LHP Việt lần thứ 18, thì kết quả dường như được giới chuyên môn đoán ra hết từ trước khi trao giải: “Những người viết huyền thoại” nhận giải Bông Sen Vàng cùng với phim thị trường “Scandal - Bí mật thảm đỏ” (!), phim “Lạc lối”, “Thiên mệnh anh hùng” đoạt giải Bông Sen Bạc.

Đi dần về các LHP trước đó cũng thế, hầu như có thể thấy, kết quả được đoán định trước khi trao giải gần như là chính xác, bởi những phim được trao giải, tất nhiên là hay, nhưng có một yếu tố chắc chắn hơn, là không quá phá cách, tròn trịa, an toàn.

Tất nhiên, mỗi một giải thưởng điện ảnh đều phải có một tiêu chí riêng, nên việc phim đoạt giải ở liên hoan này, nhưng bị “ghẻ lạnh” ở giải thưởng khác cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng, nếu câu chuyện nghịch lý trong điện ảnh này diễn ra từ năm này sang năm khác, thì có lẽ, các giải thưởng trong nước cũng nên xem xét lại tiêu chí lẫn cách thức thẩm định của mình.

Các giải thưởng, các nhà chuyên môn không phải chỉ được lập ra để trao giải mà quan trọng, ngoài sự ghi nhận tác phẩm xứng đáng, phải là cầu nối để đưa các tác phẩm điện ảnh hay đến với công chúng, góp phần xác lập, nâng cao thị hiếu, thẩm mỹ thưởng thức nghệ thuật thứ bảy. Chỉ chăm chăm chọn các tác phẩm điện ảnh không nhiều rủi ro, không quá khác biệt, đã được công chúng ưa chuộng, phải chăng là cách làm ngược của các nhà tổ chức giải thưởng, thay vì làm cầu nối, mở đường cho công chúng, thì chọn con đường dễ, theo cái sẵn có?.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.