Thách thức khi “cán đích” của Nhiệt điện Thái Bình 2

Lắp đặt thiết bị tại Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Lắp đặt thiết bị tại Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
(PLVN) - Báo cáo tại Quốc hội mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh việc phải hoàn thành Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 vào năm 2021-2022. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) còn nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu này.

Chạy thử thành công nhiều hạng mục quan trọng 

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, dự án NNMĐ Thái Bình 2 có nhiều khó khăn, vướng mắc do có sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. Tuy vậy cho đến nay nhà máy đã hoàn thành xấp xỉ 86% khối lượng.

NMNĐ Thái Bình 2 là một trong hai nhà máy điện có công suất lớn đóng vai trò cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ. Được đặt tại Trung tâm Điện lực Thái Bình, với vị trí đắc địa và gồm 2 tổ máy có tổng công suất thiết kế lên tới 1.200 MW, khi vận hành NMNĐ Thái Bình 2 sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỷ kWh điện mỗi năm.

Đến nay, tiến độ tổng thể dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã đạt trên 86%. Giá trị thực hiện đạt khoảng 35,85 nghìn tỷ đồng. Dự án đã chạy thử thành công các hạng mục như: Lò hơi phụ, khí nén, hệ thống xử lý nước, đóng điện vào nhà Điều khiển Trung tâm, đã vận hành sân phân phối 200kV…

Như vậy có thể thấy, NMNĐ Thái Bình 2 đã hoàn thành gần như toàn bộ quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị, giờ chỉ còn công tác hoàn thiện và hoàn thành chạy thử là sẽ phát điện lên hệ thống điện quốc gia. Tuy nhiên, đối với NMNĐ Thái Bình 2, với thiết kế hai tổ máy cận tới hạn với công suất lớn, thì giai đoạn cuối cùng này (chạy thử và vận hành thương mại) vẫn còn những thách thức khá lớn cần sự chung tay của các cấp bộ, ngành.

Khó khăn lớn nhất là cơ chế và chi phí. Trong quá trình thực hiện, đối với những vấn đề chưa có quy định hoặc chưa rõ, PVN đã báo cáo và chỉ thực hiện khi đã được chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở các báo cáo của PVN, trong đó có nội dung về cơ chế 2414, TMĐT điều chỉnh, Thường trực Chính phủ đã thống nhất kết luận tại Thông báo số 42/TB-VPCP ngày 25/3/2020 đồng ý cho PVN sử dụng vốn chủ sở hữu để tiếp tục hoàn thành dự án.

Chính vì thế, dù bị ảnh hưởng lớn do đại dịch toàn cầu Covid-19, PVN và tổng thầu dự án cùng các đơn vị đang xây dựng, chuẩn bị vận hành nhà máy với niềm tin khó khăn về nguồn vốn đã được tháo gỡ, đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy tiến độ dự án. Khối lượng hoàn thành trong thời gian này tăng 1,8%.

Để nhanh chóng hoàn thành, đưa NMNĐ Thái Bình 2 vào phát điện, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh: “Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo, giao nhiệm vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục triển khai, hoàn thành xây dựng nhà máy đưa vào vận hành trong năm 2021-2022 đảm bảo chất lượng và an toàn”.

PVN đang gặp những thách thức gì?

Theo PVN, tổng mức đầu tư của dự án thiếu, giá trị hợp đồng EPC thấp; mặc dù đã được điều chỉnh nhưng so với mặt bằng giá các dự án khác thì chi phí thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 vẫn thấp. Hiện dự án đang đối mặt với các phát sinh nếu tiếp tục kéo dài tiến độ như lãi vay, bảo hiểm, tỷ giá, chi phí quản lý dự án, bảo dưỡng và bảo hành thiết bị. Ước tính các phát sinh, tổn thất khoảng 12,2 tỷ đồng/ngày (gồm phát sinh trực tiếp là 2,6 tỷ/ngày và tổn thất gián tiếp là 9,6 tỷ/ngày) chưa kể chi phí nguyên nhiên liệu, điện; chi phí sửa chữa, thay thế vật tư, thiết bị do hỏng hóc (nếu có).

Về chất lượng thiết bị, theo kết quả kiểm tra của các chuyên gia nước ngoài thì thiết bị tại dự án được bảo quản đảm bảo chất lượng. Đoàn kiểm tra kỹ thuật từ Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (có cấu hình tương tự) cũng đánh giá tốt, rất khả quan để chạy thử, vận hành. Tuy nhiên, thời hạn bảo hành sắp hết hạn, thiết bị đã được lắp đặt trong thời gian dài trong lúc khả năng bảo quản, bảo dưỡng hạn chế của Tổng thầu vẫn tiềm ẩn nguy cơ tại dự án.

Đặc biệt, dự án đang phải đối mặt với việc nguồn nhân lực đang thiếu hụt. Nhiều cán bộ có trình độ cao đã chuyển đi làm việc nơi khác có thu nhập tốt hơn, “an toàn” hơn. Từ năm 2018 đến nay, trên 50 cán bộ Ban Quản lý dự án đã xin chuyển công tác, còn tại Ban Điều hành PVC số lượng cán bộ chuyên viên chuyển việc lại càng cao hơn. Đáng lo ngại nhất là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc huy động chuyên gia vận hành quốc tế, cung cấp vật tư, tổ chức thi công các hạng mục dang dở gặp nhiều khó khăn, chậm trễ khiến tăng chi phí và kéo dài tiến độ. 

Dự án NMNĐ Thái Bình 2 do PVN  làm chủ đầu tư, công suất 1.200 MW,  gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 600 MW. Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể của dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã đạt hơn 86%; trong đó, tiến độ thiết kế đạt 99,63%; các hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,8%; thi công đạt 82,78%; chạy thử đạt 11,25%.

Tin cùng chuyên mục

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn. (Ảnh: TTXVN)

Doanh nghiệp mong ngân hàng linh hoạt về thủ tục tiếp cận vốn

(PLVN) -Ghi nhận những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn, song nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn lãi suất tiếp tục giảm và ngân hàng linh hoạt hơn về thủ tục trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Đọc thêm

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, đến ngày 15/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%, trong khi định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15%...

Tăng tốc hai dự án cao tốc kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng

Phối cảnh một nút giao tại cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị. (Ảnh: UBND tỉnh Lạng Sơn).
(PLVN) - Mặc dù hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị và Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã có phương án đầu tư từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công ngoài hiện trường do vấn đề thủ tục. Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang nỗ lực tăng tốc hai dự án này để có thể sớm khởi công…

Đầu tư logistics để phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Cần quan tâm đến logistics để sản phẩm vùng dân tộc thiểu số lan tỏa hơn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN.

Nguy cơ rửa tiền thông qua tiền mã hóa

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng nhưng ước tính khối lượng giao dịch thực tế tiền mã hóa của Việt Nam đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới. Bên cạnh chức năng thanh toán, không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này.

Đã chi trả hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

ảnh internet
(PLVN) - Theo thống kê đến ngày 19/9/2023, 10 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm có khách hàng tham gia bảo hiểm bị thiệt hại về người trong vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, TP Hà Nội với s ố tiền chi trả bảo hiểm ước khoảng 10,3 tỷ đồng. Hiện các DN bảo hiểm đã thực hiện chi trả 4,38 tỷ đồng, các trường hợp khác đang làm các thủ tục.

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup
(PLVN) - Với mong muốn cùng với các startup (khởi nghiệp) xoay chuyển tình thế, tìm “cửa sáng” trong thời điểm nhiều thách thức, Shark Tank Việt Nam trở lại với mùa 6, tiếp tục giúp các mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo thâm nhập thị trường bứt phá tăng trưởng thông qua màn thuyết trình gọi vốn từ các shark.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế hợp tác

Quang cảnh Hội thảo sáng 19/9.
(PLVN) - Luật Hợp tác xã (HTX) số 17/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, trong đó Bộ KH&ĐT được giao chủ trì xây dựng 3 trong số 4 văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, việc hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX chính là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới…

Nhiệm vụ giải ngân

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giải ngân đầu tư công là quá trình chuyển giao và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tài chính đã được phê duyệt sang các dự án và công trình cụ thể. Giải ngân đầu tư công có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (các dự án công trình như cầu đường, nhà máy điện, trường học, bệnh viện… tạo ra việc làm, tăng sản xuất và cải thiện hạ tầng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội); tạo ra động lực cho đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng và cơ sở vật chất công cộng…

Đẩy nhanh tiến độ chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn

Khu vực đặt các nhà máy nhiệt điện ở Ô Môn (TP Cần Thơ) (Ảnh: PVN).
(PLVN) - Chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, dự án này vẫn đang gặp nhiều vướng mắc chưa thể triển khai. Việc đẩy nhanh tiến độ dự án là rất cần thiết.

Giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh, mới cho tăng trưởng và phát triển

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.
(PLVN) - Sáng nay, 19/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, tại phiên Hội thảo chuyên đề 1 “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”, các đại biểu tập trung thảo luận về những giải pháp nhằm “thông mạch, thông các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.

Chủ tịch VNR: 'Đường sắt dần qua những cung đường hiểm trở'

Ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR
(PLVN) - Đường sắt Việt Nam một thời hoàng kim, với những tên gọi như Tổng cục Đường sắt, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, được cả xã hội quan tâm, nhiều người muốn “khoác áo” đường sắt làm việc ngành này. Nhưng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng đã có thời đoạn khó khăn, ví ngang một cung đường hiểm trở, khiến tàu không thể đi nhanh, thậm chí có lúc phải dừng chạy.

Tín dụng chính sách góp phần đổi thay phố núi Quy Đạt

Phiên giao dịch giải ngân tại thị trấn Quy Đạt.
(PLVN) -Thị trấn Quy Đạt là trung tâm huyện lỵ của huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của phố núi với 11 chương trình tín dụng và trên 100 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư cho vay.