Triển lãm “Phía sau cánh cửa” phản ánh thực trạng xã hội về vấn đề bạo lực gia đình muốn gửi di thông điệp “Hãy phá bỏ sự im lặng, khi bạo lực diễn ra một lần, nó sẽ tiếp tục diễn ra”, được tổ chức từ 23 đến 31/11/2018 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Thạm dự khai mạc triển lãm, bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: “Triển lãm “Phía sau cánh cửa” là kết quả của quá trình phối hợp thực hiện của Ban Gia đình Xã hội, Trung tâm Phụ nữ phát triển và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Dù số lượng các trường hợp nghiên cứu chưa nhiều nhưng đã miêu tả và khắc họa được những mảnh đời, những ký ức buồn vui, những khát vọng vun đắp một mái ấm hạnh phúc, là điểm nhấn tạo ra sự kết nối về suy nghĩ, về hành động, để mỗi chúng ta hỗ trợ kịp thời hơn những nạn nhân bị bạo lực gia đình trong thời gian tới”.
Những số liệu quốc gia về bạo lực gia đình ngày càng đáng báo động, tuy nhiên đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Những gì ẩn sâu dưới mặt băng xã hội mới là những nguy hiểm tiềm tàng có thể phá hủy những gì nó đi qua trong quá trình phát triển xã hội.
Trong triển lãm là câu chuyện của hơn 60 trường hợp, trong đó nạn nhân bị bạo lực ở lứa uổi 8X, 9X chiếm 61% số; người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, thạc sĩ chiếm tới 85%. Hình thức bạo lực không chỉ có bạo lực thể chất, mà còn bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Bạo lực gia đình giữa chồng và vợ xảy ra, phần lớn do người đàn ông nhận thức sai lầm về vị trí vai trò của mình trong gia đình. Trong khi đó, người phụ nữ cũng không xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của bản thân trong gia đình.
Triển lãm sử dụng phương pháp trưng bày sắp đặt, mang tới sự gần gũi quen thuộc, gồm 5 chủ đề gợi mở về những không gian khác nhau trong mỗi gia đình để khách tham quan tự cảm nhận bằng cảm giác cũng như kinh nghiệm của mình trong cuộc sống.
Các hình thức bạo lực gia dình hiện nay đang diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Nó thể hiện “dữ dội”, “ồn ào” ở các gia đình có mức sống bình dân và tầng lớp lao động phổ thông; diễn ra “âm thầm”, “ lặng lẽ” trong các gia đình tri thức. Bạo lực gia đình không còn là vấn để riêng của mỗi gia đình, mỗi quốc gia riêng lẻ, mà là vấn đề toàn cầu gây nguy hiểm không những cho gia đình, cho cộng đồng mà cho sự phát triển của xã hội.