Thả một triệu con giống xuống sông Hồng, tái tạo nguồn lợi thủy sản

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nam Định vừa tổ chức phát động Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2023, và thả một triệu con cá giống xuống sông Hồng, nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, những năm gần đây, tình trạng khai thác quá mức khiến nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hoạt động thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản giúp cân bằng sinh thái tự nhiên, tuyên truyền để cộng đồng cùng chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Các đại biểu thả cá giống xuống sông Hồng. (Ảnh: M.C)

Các đại biểu thả cá giống xuống sông Hồng. (Ảnh: M.C)

Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng phát triển ngành thủy sản bền vững, với diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 17.000ha, có 72km bờ biển với hệ sinh thái bãi bồi ven biển đa dạng, phong phú. Tăng trưởng hằng năm của ngành thủy sản luôn đạt hơn 4,5%.

Riêng năm 2022, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh đạt hơn 187.300 tấn, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 11.120 tỷ đồng, chiếm 31,5% cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng 6,9% so với năm 2021, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, do hoạt động khai thác, đánh bắt quá mức đã làm phá vỡ cân bằng tự nhiên, đặc biệt việc sử dụng xung điện, kích điện, chất nổ để khai thác thủy sản... là hành vi vi phạm pháp luật, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy môi trường sống đối với các loài thủy sản khiến một số đối tượng giống, loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao có nguy cơ tiệt chủng.

Ảnh: M.C

Ảnh: M.C

Để phát triển ngành thủy sản bền vững, những năm qua, tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều văn bản về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản. Hằng năm, tỉnh đều tổ chức Tháng hành động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tạo chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Tại lễ phát động, Tổng cục trưởng Thủy sản Trần Đình Luân kêu gọi người dân nghiêm túc chấp hành Luật Thủy sản cùng quy định pháp luật hiện hành, tích cực tham gia chống khai thác bất hợp pháp; chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Đọc thêm

Công an khuyến cáo biện pháp phòng cháy, nổ khi thắp hương tại nhà

Lực lượng PCCC nhắc nhở và hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng.
(PLVN) - Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua xảy ra nhiều vụ cháy mà nguyên nhân là do chập điện bóng đèn trên bàn thờ hoặc do khi thắp hương thờ cúng. Do đó,  Công an thành phố khuyến cáo một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi thắp hương thờ cúng tại gia đình.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.