(PLVN) - Trước khi nghỉ Tết, tôi đến thăm bố - một kĩ sư đã về hưu. Ông là một người thích kể chuyện về quá khứ. Và lần nào cũng vậy, cứ mỗi chiều cuối năm là ông lại trầm ngâm hoài cổ về những cái Tết thời bao cấp.
(PLVN) - Ngày cuối năm luôn là dịp để từng người cố gắng làm thêm công việc để có thể có một cái Tết ấm no. Bận rộn là thế nhưng mỗi lần dịp Tết đến cũng là dịp mà từng người có thể lắng lại để nhìn lại những thay đổi từ quá khứ cho đến hiện tại của bản thân hay những người xung quanh, thậm chí thú vị hơn là có thể quan sát và nhận ra những thay đổi giữa Tết ngày nay và Tết ngày trước.
(PLVN) - Với nền văn minh lúa nước thì Tết là sự kết thúc cũng là sự khởi đầu của vòng quay thời gian Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân. Con người hồ hởi đón nhận nó bằng sự khởi phát tâm hồn, nồng nàn đón năm mới.
(PLVN) - Bắt đầu từ 20 tháng Chạp dường như Tết đã ở rất gần: “20 làm tốt, 21 xỏ tai, 22 đeo bông, 23 đưa về”. Với tục cúng ông Táo, Tết Nguyên đán bắt đầu với nhiều sự chuẩn bị trong gia đình cho đến giao thừa và ngày mồng Một Tết, con cháu sum vầy đông đủ, chúc thọ, mừng tuổi, trao quà...
(PLVN) - Tết đối với người Việt Nam, theo một tập tục lâu đời, không chỉ đơn giản là ngày kết thúc một năm cũ và mở đầu một năm mới âm lịch mà còn là dịp nghỉ ngơi, mừng những thành quả của cả một năm lao động vất vả. Bắc Ninh - Kinh Bắc là một trong những cái nôi của người Việt cổ, nơi đây luôn lắng đọng và tích lũy nhiều tầng văn hóa của nền văn minh nước Việt đặc biệt là vẫn duy trì tục lệ đón tết cổ truyền của dân tộc.
(PLVN) - Trong ký ức của mẹ tôi, đi chợ Tết không đơn thuần chỉ để mua sắm, mà còn là thú vui và một cách thưởng thức hương vị Tết, không khí Tết. Một số vùng quê tại Quảng Nam, Tết thường đến sớm, khoảng 20 tháng Chạp không khí Tết đã len lỏi vào mọi nhà. Đó cũng là thời điểm sắm sửa đi chợ để có một cái Tết cho ra… Tết.
(PLVN) - Khác với lo lắng của nhiều người về giới trẻ ngày nay đang thờ ơ với Tết, các nhà văn hóa cho rằng, người trẻ có cách hướng về Tết, về nguồn cội theo cách riêng của họ.
(PLVN) - Những cuốn sách Tết chất chứa đầy hoài niệm đã trở lại, như món quà nhỏ cho ngày xuân thêm đậm đà. Dòng sách tưởng như mai một đã “hồi sinh” trong đời sống tinh thần của người Việt với một diện mạo mới trẻ trung, sinh động hơn. Mỗi cuốn sách, những câu chữ lắng đọng và đầy tình cảm là lời thủ thỉ với bao nhung nhớ về Tết xưa.
(PLVN) - Nghe trong không gian tháng Chạp sương mờ giăng lối, trong làn gió thoảng hơi ẩm của chút hương xuân, là ta biết cái Tết đã cận kề và trong tim lại náo nức những ký ức về Tết xưa thương nhớ.
(PLVN) - Những năm gần đây, sách Tết như một món ăn tinh thần độc đáo trong đời sống người Việt mỗi mùa xuân. Mỗi cuốn sách, những câu chữ lắng đọng và đầy tình cảm là lời thủ thỉ với bao nhung nhớ về Tết xưa. Những chiêm nghiệm, đôi khi là hồi ức về tục lệ xưa, không khí đón Tết xưa làm sống lại tuổi thơ của bao người.
(PLVN) - “Tết Việt Nam xưa” của MaiHaBooks được tuyển dịch kỹ lưỡng từ những bài viết của các học giả Việt Nam và Pháp từng đăng trên Tạp chí Đông Dương. Đối với giới nghiên cứu văn hóa Việt Nam cận đại, Tạp chí Đông Dương là cái tên mang nhiều ý nghĩa, bởi ở đó có sự xuất hiện nhiều cây bút tầm cỡ Việt Nam và Pháp. Đây là một tài liệu quý cho nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam.
(PLVN) - Chiều cuối năm lang thang trên con đường đầy những nếp nhà cổ kính, lòng tôi chợt sững lại. Góc xa xa một khu vườn rêu phong chợt nhú lên những búp màu hồng bích. Khi tôi vừa kịp nhận ra đó là bông đào chúm chím thì cũng ngỡ ngàng mùa xuân đã về tự lúc nào, hương vị Tết đã len lỏi.