Sách Tết - lời thủ thỉ nhung nhớ Tết xưa

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Những năm gần đây, sách Tết như một món ăn tinh thần độc đáo trong đời sống người Việt mỗi mùa xuân. Mỗi cuốn sách, những câu chữ lắng đọng và đầy tình cảm là lời thủ thỉ với bao nhung nhớ về Tết xưa. Những chiêm nghiệm, đôi khi là hồi ức về tục lệ xưa, không khí đón Tết xưa làm sống lại tuổi thơ của bao người. 

Hành trình Tết qua trang sách

Các cuốn sách Tết đều tái hiện bức tranh Tết đủ đầy phong vị của các vùng miền, của Tết nay và Tết xưa thông qua những bài viết của các tác giả, để thông qua đó, nhắc nhớ người đọc về những giá trị của Tết cổ truyền trong văn hóa người Việt, về sự đoàn viên, ấm áp bên người thân, gia đình vào dịp đặc biệt này.

“Tết Việt Nam xưa” của Mai Ha Books được tuyển dịch kỹ lưỡng từ những bài viết của các học giả Việt Nam và Pháp từng đăng trên Tạp chí Đông Dương. Đây là một tài liệu quý cho nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Qua những bài viết đặc sắc trên Tạp chí Đông Dương, cuốn sách đã đưa độc giả bước vào hành trình Tết của người Việt qua những nghi lễ, phong tục, thú chơi thấm đẫm “tâm hồn Việt Nam” với bài viết của các học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Văn Giáp, Paul Boudet, Jean Marquet, Georges Pisier, Nguyễn Tiến Lãng, Mạnh Quỳnh...

Những tư liệu quý này được PGS Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Nghiên cứu Việt Nam học sưu tầm và lưu giữ trong nhiều năm qua. Đặc biệt, các bài viết được minh họa bằng hơn 50 bức tranh Tết ngộ nghĩnh, sống động. 

Gói trong gần 200 trang, sách “Tết Việt Nam xưa” được chia thành 3 phần chính: Nghi lễ Tết; Phong tục Tết; Thú chơi Tết. Thời điểm đón Tết, ý nghĩa thiêng liêng của Tết với từng cá nhân, với dân tộc, chuẩn bị cho ngày Tết, lễ cúng thần ông Táo ngày 23 tháng Chạp, đón Tết, vui Tết, suy nghĩ của người dân về Tết… được nhà văn hoá Nguyễn Văn Huyên kể lại vô cùng chi tiết và thi vị.

Cũng bởi ý nghĩa thiêng liêng của Tết, ông cho rằng Tết vẫn tồn tại mãi mãi với chúng ta, bất chấp sự khắc nghiệt của thời đại và sự đóng góp ít nhiều rời rạc của những quan niệm mới về đạo đức hay về những phản xạ tâm lý mới. Nhà văn hóa Phạm Quỳnh có bài viết thú vị “Tâm lý ngày Tết” lý giải ý nghĩa diệu kỳ, thiêng liêng của Tết. Theo đó, ông cho rằng, Tết là sự náo nức vô cùng của những người con An Nam…

“Phong tục Tết” có lẽ là phần thú vị nhất đối với độc giả bởi ở đó có những bài viết về Tết qua góc nhìn của nhà văn, du khách, học giả người Pháp và quốc tế. Họ có cái nhìn mới mẻ, lạ lẫm, đôi khi là sai lầm, giống như sự tưởng tượng xa lạ về Tết Việt. Sống và làm việc nhiều năm ở Đông Dương, nhà văn Pháp Jean Marquet có bài viết thú vị Tết ở làng quê.

“Thật ngọt ngào biết bao khi thấy trước được những bữa tiệc linh đình, những cuộc nhậu nhẹt, những ván bài, những trận chọi gà, là những lời chúc thân tình mà những ngày Tết sẽ lan tỏa trên các gia đình ở phương nam thái bình!”. Nhà văn Jean Marquet mở đầu ấn tượng như thế...

Phục dựng “tập quán” sách

Cùng với “Tết Việt Nam xưa” của Mai Ha Books còn có “Sách Tết Tân Sửu 2021” của Đông A Book hợp tuyển văn thơ nhạc họa chủ đề mùa xuân và ngày Tết, một không gian nơi nghệ thuật Việt thăng hoa.

Có thể thấy, mỗi cuốn sách mang những nội dung riêng, những câu chữ lắng đọng và đầy tình cảm là lời thủ thỉ với bao nhung nhớ về Tết xưa. Các cuốn sách Tết đều tái hiện bức tranh Tết đủ đầy phong vị của các vùng miền, của Tết nay và Tết xưa thông qua những bài viết của các tác giả. Để thông qua đó, nhắc nhớ người đọc về những giá trị của Tết cổ truyền trong văn hóa người Việt, về sự đoàn viên, ấm áp bên người thân, gia đình vào dịp đặc biệt này.

Việc phục dựng lại “tập quán” sách Tết của các nhà xuất bản cũng không nằm ngoài ý nghĩa lưu giữ lại những nét đẹp vốn có của Tết Việt cho thế hệ mai sau. Và cứ như thế, trong giỏ quà Tết, ngoài những bánh, những rượu thì xuất hiện thêm một món quà tinh thần là quyển Sách Tết nho nhỏ.

Trên bàn trà, ngoài mứt tết, hạt dưa, còn có sự góp mặt khiêm nhường của Sách Tết. Bên cạnh thú du xuân, người ta còn có thêm cái thú tao nhã: đọc - ngẫm Sách Tết. Người già đọc để hoài nhớ Tết xưa; người trẻ đọc để trân quý Tết nay.

Những giai phẩm, ấn phẩm về Tết xưa là hoài niệm nhắc nhở cho mỗi người, người lớn và lớp trẻ thấy rõ văn hóa truyền thống, cốt cách của người Việt Nam trong cái Tết như thế nào. Điều đó là cần thiết để khẳng định tâm thế của văn hóa Việt Nam, là cầu nối xưa và nay, nhắc nhở lớp trẻ tự tôn về văn hóa, dân tộc mỗi khi Tết đến Xuân về. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.