Tết là để trở về

Tết là để trở về
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bắt đầu từ 20 tháng Chạp dường như Tết đã ở rất gần: “20 làm tốt, 21 xỏ tai, 22 đeo bông, 23 đưa về”. Với tục cúng ông Táo, Tết Nguyên đán bắt đầu với nhiều sự chuẩn bị trong gia đình cho đến giao thừa và ngày mồng Một Tết, con cháu sum vầy đông đủ, chúc thọ, mừng tuổi, trao quà...

Tết không chỉ trong ký ức

Tết xưa của người giàu ở phố cổ Hà Nội quan trọng nhất là mâm cơm tất niên, ngoài bánh chưng, dưa hành thì không thể thiếu món canh bóng tôm nõn, cà cuống, măng tây của Pháp nấu cua bể. Ông Phạm Ngọc Giao là con trai thứ 4 trong 8 người con của chủ tiệm vàng “Sư Tử” nổi tiếng nhất nhì phố Hàng Bạc một thời. Bố mẹ ông là cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề từng là người nổi tiếng tài giỏi trong giới buôn vàng bạc của miền Bắc. Năm 1936, từ 2 lạng vàng đi vay, bố mẹ ông Giao đã gây dựng nên 1 tiệm vàng nổi tiếng khắp miền Bắc. Thuở ấy, miền Nam nổi tiếng với tiệm vàng Kim Thành, thì miền Bắc được mọi người biết đến tiệm vàng Sư Tử trên phố hàng Bạc.

Năm nào cũng vậy, sau Tết ông Công, ông Táo, dù bận rộn với công việc buôn bán vàng bạc nhưng cụ Phạm Thị Tề luôn tự tay gói bánh chưng, chuẩn bị một cái Tết tươm tất cho gia đình. Đến năm 90 tuổi, cụ Tề vẫn minh mẫn, gói cả trăm cái bánh chưng cho người nước ngoài xem vào những ngày cận Tết.

Theo ông Giao, ngày xưa người dân Hà Nội gọi là ăn Tết chứ không phải chơi Tết. Trong đó, quan trọng nhất là bữa ăn tất niên, tập hợp tất cả mọi người của cả gia tộc. Bữa ăn này thường tổ chức vào chiều 30 Tết, trước thời khắc giao thừa.

Trong ký ức của một công tử nhà giàu Hà Nội thời xưa, điều đọng lại sâu nhất với ông Giao là sự cầu kỳ của mâm cơm ngày Tết, với những món ăn ít xuất hiện trong những ngày thường. Canh bóng trong các gia đình khác thường sử dụng bì lợn nhưng nhà ông Giao có điều kiện hơn nên sử dụng tôm nõn cùng nhiều nguyên liệu khác, làm nên bát canh bóng đặc biệt, in mãi trong trí nhớ của ông.

Là một trong những “đại gia” Hà Nội thời đó nên mỗi khi Tết đến, trong mâm cơm nhà ông Giao còn có món măng tây được nhập khẩu từ Pháp, thường được bán ở phố Hàng Buồm. Những cây măng đựng trong chiếc hộp vuông và nấu với cua bể, xào với thịt bò, ăn một lần là nhớ mãi.

Món ăn “đặc biệt” nữa khiến nhiều người trong gia đình ông thích thú vào mỗi dịp năm mới là bún thang. Bún thang nhà ông Giao còn được ăn cùng với cà cuống, bọng tinh dầu cà cuống rất thơm, làm món bún dậy mùi, hấp dẫn. Mâm cơm ngày Tết cũng không thể thiếu những món ăn truyền thống như bánh chưng, dưa hành, cá kho, thịt đông… Tất cả đều do mẹ ông tự tay làm. Ngoài những món ăn chính còn có các món chè tráng miệng: Chè kho, chè bà cốt ấm nóng rất hợp với những ngày Tết lạnh giá…

Và trong ký ức nhiều người còn nhớ, chập tối hôm cuối cùng của năm âm lịch, xưa kia, nhà nhà đóng cửa sớm. Song ở thành phố, nhất là ở Hà Nội xưa, còn có hoạt động của các chú bé đi “xúc xắc xúc xẻ”. Đó là những cậu bé, thường là con nhà nghèo, đi chúc Tết. Mỗi nhóm gồm 2-3 người, mặc áo dài, người cầm bó hương, người cầm một ống nứa dài khoảng 60-70cm, trong đó có một số đồng tiền bằng kim loại. Đến cửa mỗi nhà, chú thì xóc ống đựng tiền đó, chú thì đọc lời chúc tụng:

Xúc xắc xúc xẻ/Nhà nào còn đèn còn lửa/ Mở cửa cho chúng tôi vào/ Bước lên giường cao/ Thấy con rồng thấp/ Bước xuống giường thấp/ Thấy con rồng chầu/ Bước ra đằng sau/ Thấy nhà ngói lợp/ Trâu ông còn buộc/ Ngựa ông còn cầm/ Ông sống một trăm/ Thêm năm tuổi lẻ/ Vợ ông sinh đẻ/ Những con tốt lành/ Những con như tranh/ Những con như rối/ Ông ngồi ông đối một câu/ Ve vẻ vè ve/ Cái bè qua sông/Ông đi thuyền rồng/ Bà đi thuyền chúa/ Năm nay tốt lúa/ Thiên hạ được mùa.

Người trong nhà thường thưởng cho các chú một ít tiền. Khi đó, người ta mở cái cửa nhỏ hình tròn, thò tay ra bỏ vào ống nứa một số tiền, cũng bằng kim loại. Các chú lại kéo nhau sang nhà khác và chỉ trở về nhà khá muộn, trước giờ giao thừa.

Những con đường trở về nhà

Còn với GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì có quá nhiều thứ để nhớ về Tết xưa, nhưng ông nhớ nhất là nồi bánh chưng. Gia đình ông bao giờ cũng gói và nấu bánh chưng đúng đêm ba mươi Tết. Hơi ấm của củi lửa và các thế hệ quây quần xua tan tiết trời giá lạnh. “Sau này, do phải đi công tác, nhiều lần ăn Tết xa nhà nhưng lúc nào tôi cũng thương nhớ Tết của gia đình, quê hương. Đó là Tết của hội ngộ, sum vầy, yêu thương, đoàn viên, hòa giải (làng xóm cãi nhau nhưng Tết là hóa giải/thuận hòa), là lời chúc tụng cầu mong điều tốt lành cho nhau”...

Ngày Tết sum vầy ở các miền quê có âm thanh eng éc của tiếng lợn kêu, rồi lao xao cảnh đụng lợn, chia phần. Có tiếng nổ tí tách nơi bếp lửa hồng của nồi bánh chưng xanh. Bên mâm cỗ của ngày giáp Tết, có đủ các âm thanh rộn rã: tiếng cười nói râm ran; tiếng lanh canh, lách cách của cốc chén, bát đĩa; tiếng mời chào ấm áp, thân thương. Trong hương vị ngày Tết, vừa thưởng thức những món ăn ngon đậm đà hồn Việt, người ta vừa chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất, đồng thời động viên nhau về những run rủi đã qua. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là “khoảng lặng” để con người trở nên bao dung, thơm thảo. Khi mà những bất hòa, mâu thuẫn xích mích, Tết đến người ta sẵn sàng xí xóa, độ lượng cho nhau…

Tết là một vòng tuần hoàn, qua đi rồi trở lại như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng chỉ có Tết mới dịu dàng đưa người ta trở lại ký ức tuổi thơ, trở về những ngày xưa yêu dấu của mình. Tết như một dây neo gắn kết đời người với nguồn cội, tổ tiên, nâng niu mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” đã từng nuôi dưỡng ta một thời gian khó đầy thương nhớ. Đó là những năm tháng hiền hòa của tuổi thơ, dù có vất vả đến đâu thì “ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”. Những năm tháng ấy, cha mẹ tần tảo lo bữa no, bữa đói cho các con, lo ngày Tết các con có manh áo mới… Bao kỷ niệm đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người về tình người chan chứa của người thân, xóm làng…

Ngày Tết, người ta chỉ nói những điều tốt đẹp nhất và cầu mong cho nhau những điều an lành, may mắn, hạnh phúc, toại nguyện nhất. Có lẽ chẳng ở đâu lại có vô vàn lời chúc và những ước mong tươi tắn cho nhau như Tết. Tết là thời khắc người Việt dành tặng nhau những lời hay ý đẹp, thành tâm cầu chúc, hy vọng cho nhau những điều tốt đẹp. Dù thực tế cuộc sống còn muôn vàn lo toan thì những lời chúc ấy vẫn nồng ầm, hồn hậu như món ăn tinh thần để mỗi người bước sang năm mới nhiều tốt lành!

Và như thế, Tết cổ xưa hay hiện đại thì Tết vẫn luôn hiện hữu theo vòng quay của thời gian! Ngày Tết vừa là sum họp, vừa là lễ hội lớn nhất trong năm. Ngoài kia, những ga tàu, bến xe, sân ga chiều cuối năm, bao người con đang chộn rộn trở về. Bởi dù chúng ta ở đâu, thì quê hương vẫn nằm trong tim của mỗi người. Và ngày Tết, những đứa con xa nhà, dù thành công hay còn nhiều gian nan, vẫn thu xếp, hối hả để được về bên mẹ, bên cha, bên ông bà, tổ tiên, nguồn cội của mỗi con người trong chiều 30 Tết đoàn viên. Tết thiêng liêng và trân trọng là thế…

Đó là mong muốn trở về với nơi “chôn nhau cắt rốn”, bao kỷ niệm, kỷ vật còn hiện hữu trong nếp nhà xưa, mảnh vườn xưa. Dù mỗi con người có đi thật xa với bao biến động đổi thay trong đời, thì mái nhà xưa dường như vẫn nguyên ở đó, đợi bạn trở về. Nơi “nước mắt chảy xuôi”, nơi mỗi con người được yêu thương, vỗ về. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay thì những người thân vẫn luôn ở đó, như không hề có những tổn thương, nghiệt ngã, mất mát mà mỗi con người đến những khoảng thời gian nào đó đều phải đi qua trong đời... Tết dịu dàng, thương nhớ là thế…

Tin cùng chuyên mục

Pha không chiến trong trận đồng đội 3 nam giữa Hà Nội và Vĩnh Long

Ngày thứ 4 giải Vô địch cầu mây Quốc Gia đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương

(PLVN) - Giải cầu mây vô địch Quốc Gia năm 2024 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang trong ngày thứ 4 đã chứng kiến sự đa dạng trong tư duy chiến thuật của các đội tuyển ở nội dung đồng đội 3 người của cả nam và nữ, cùng với đó là kết thúc nội dung đổi tuyển 3 nữ với vị trí số 1 thuộc về tuyển nữ cầu mây Sóc Trăng.

Đọc thêm

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).

Gần 100 món nổi tiếng tham gia Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên

Sản phẩm bánh dày tại hội thi.
(PLVN) - Ngày 17/4, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ I năm 2024. Liên hoan đã hội tụ gần 100 món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong cụm Đồng bằng sông Hồng.

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Ngày thứ ba giải Vô Địch cầu mây Quốc Gia năm 2024 chứng kiến nhiều pha phát bóng ăn điểm trực tiếp

Màn tranh tài giữa CAND và Nghệ An trong trận CK đội tuyển 4 nữ
(PLVN) - Trong ngày thi đấu hôm nay (17/4) đã chứng kiến hai màn đăng quang của tuyển nữ CAND và tuyển nam Đồng Nai trong nội dung thi đấu đội tuyển 4 người sau những trận tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, trong khi màn khởi đầu ở nội dung đồng đội 3 nam và đội tuyển 3 nữ lại chứng kiến những pha phát bóng ăn điểm trực tiếp.

Cầu mây Đồng Nai bảo vệ ngôi vương nội dung đội tuyển 4 nam

Trận đấu bán kết giữa Đồng Nai và Sóc Trăng
(PLVN) - Sau khi đoạt chức vô địch nội dung đội tuyển 4 nam ở giải vô địch các câu lạc bộ cầu mây toàn quốc vào hồi tháng 3 vừa qua, một lần nữa đội hình nam Đồng Nai bước lên bục vinh quang cao nhất tại giải Vô địch cầu mây Quốc Gia năm 2024 tại Bắc Giang vào sáng nay 17/04 .