Tê giác, luật pháp và người nổi tiếng

Tê giác, luật pháp  và người nổi tiếng
(PLO) - Tuần qua có một tin mừng cho giới bảo tồn động vật hoang dã đó là nạn săn bắn tê giác để lấy sừng tại Nam Phi đã giảm năm thứ 2 liên tiếp, cụ thể là giảm 10% từ 1.175 con năm 2015 xuống còn 1.054 con năm 2016. Tuy nhiên, nạn săn bắn tê giác để lấy sừng và tiêu thụ sừng tê giác vẫn là một thực tế nhức nhối của toàn cầu. 

Theo số liệu thống kê của TRAFFIC - một mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã, nạn săn bắn tê giác ở Nam Phi đã bị thổi bùng - từ số lượng 83 con năm 2008 cho đến mức kỉ lục 1.215 con năm 2014 - để đáp ứng nhu cầu nóng hổi của các nước Châu Á đang trên đà phát triển như Việt Nam, nơi sừng tê giác được tôn vinh như một loại thần dược.

Nam Phi sở hữu hơn 80 phần trăm tổng số tê giác trên thế giới với khoảng 18 ngàn con tê giác trắng và gần 2 ngàn tê giác đen, nguyên nhân chính đẩy đất nước này vào tâm điểm của khủng hoảng săn bắn lấy sừng. “Những băng nhóm tội phạm săn bắn động vật trái phép được trang bị vũ khí đầy đủ và được tài trợ tài chính bởi các nhóm khủng bố và tội phạm có tổ chức đa quốc gia, đây là những kẻ sẽ không bao giờ ngừng nhúng tay vào hoạt săn bắn tê giác để lấy sừng” - Bộ trưởng Bộ Môi trường Nam Phi cho biết. 

Trước tình hình này Liên Hợp quốc cũng đã đưa ra một công ước quy định về việc cấm buôn bán sừng tê trên toàn cầu. Tuy nhiên, mới đây lại dấy lên mối lo mới khi ngày 8/2/2017, trong Công báo Vol 620/Issue No. 40601, Chính phủ Nam Phi đã đưa ra dự thảo luật, đề nghị cho phép buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ sừng tê giác. Nếu được thông qua, sừng tê giác từ Nam Phi có thể được nhập khẩu hợp pháp vào các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam – nơi được cộng đồng quốc tế coi là một thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn và là một trong những nguyên nhân chính khiến quần thể tê giác tại Nam Phi và các quốc gia khác đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV bày tỏ lo lắng: “Hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác sẽ khiến công tác thực thi pháp luật tại các quốc gia tiêu thụ sừng tê giác trở nên vô cùng khó khăn trong khi tiếp tục kích thích nhu cầu tiêu thụ và vì vậy gia tăng áp lực lên các quần thể tê giác hoang dã trên thế giới. Bước đi này không những đi ngược lại với các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm mà còn đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của tê giác”.

Cũng theo bà Hà, trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức, tăng cường thực thi và hoàn thiện các quy định pháp luật, theo Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam dự kiến có hiệu lực năm 2017, thì mọi hành vi vi phạm liên quan đến một lượng nhỏ sừng tê giác (từ 50gram trở lên) đều bị khởi tố. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng tại Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức lớn nếu Nam Phi hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác.

Để phản đối quyết định này, những ngôi sao lớn của Việt Nam như diva Hồng Nhung, ca sĩ Thanh Bùi, MC Anh Tuấn và nhiều nghệ sĩ khác đang cùng Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên hưởng ứng chiến dịch “We don’t want your rhino horn” (Chúng tôi không muốn sừng tê giác!) do tổ chức bảo vệ động vật Born Free khởi xướng đặt mục tiêu thu thập 50.000 chữ ký trên khắp Việt Nam.

Diva Hồng Nhung, Đại sứ bảo vệ tê giác của ENV cho biết: “Là một công dân Việt Nam đã từng chứng kiến tê giác bị thảm sát ở Nam Phi, tôi cùng những nghệ sĩ khác và người dân Việt Nam muốn gửi thông điệp đến những người đề xuất buôn bán sừng tê giác ở Nam Phi rằng chúng tôi, người Việt Nam không muốn sừng tê giác của các bạn!”. Hồng Nhung cũng kêu gọi Chính phủ Nam Phi hủy bỏ dự luật này và cùng Việt Nam bảo vệ tê giác.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.