Tây Hồ và những không gian sáng tạo, du lịch

Thung lũng hoa hồ Tây, một điểm đến ưa thích của khách du lịch. (Ảnh minh họa)
Thung lũng hoa hồ Tây, một điểm đến ưa thích của khách du lịch. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Trước lợi thế đó, quận Tây Hồ đang tập trung khai thác, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên để phát triển các không gian văn hóa sáng tạo, phục vụ người dân và khách du lịch, tập trung chủ yếu tại khu vực hồ Tây.

Màn trình diễn ánh sáng “Sắc hương Tây Hồ”

Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với quận Tây Hồ tổ chức Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Geton Hanooi 2024” và công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ với chủ đề “Geton Hanoi 2024 - Sắc hương Tây Hồ” diễn ra từ ngày 9 - 10/3/2024 tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn), quận Tây Hồ, Hà Nội.

Trong chương trình có lễ công bố Quyết định số 5642/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc công nhận khu du lịch cấp Thành phố đối với Khu du lịch Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với sự nổi tiếng sẵn có của làng trồng hoa đào Nhật Tân, vẻ đẹp của hồ Tây và các điểm đến tham quan du lịch, việc công nhận Khu du lịch Nhật Tân là khu du lịch cấp Thành phố sẽ tạo điều kiện để quận Tây Hồ triển khai các hoạt động quảng bá thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ ngơi, khám phá, thưởng thức ẩm thực đặc trưng địa phương và các vùng miền.

Thông qua chương trình, ngành du lịch Thủ đô mong muốn là dịp để tiếp tục truyền thông, quảng bá hình ảnh điểm đến Hà Nội “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói chung, Tây Hồ nói riêng ngày một nhiều hơn, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch Thủ đô và đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ.

“Geton Hanoi 2024” khai mở cho trên 50 chuỗi các hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch 2024 của Hà Nội như: Lễ hội du lịch Hà Nội 2024, Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội 2024, Festival Thu Hà Nội, Lễ hội ẩm thực và du lịch làng nghề, Lễ hội Áo dài Hà Nội 2024... góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế, thúc đẩy du lịch hướng tới mục tiêu nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch đến với Hà Nội trong năm 2024, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt 103,74 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với năm 2023.

Đến với Geton Hanoi 2024 - chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” chương trình sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, sự kết hợp giữa hiện đại và sử thi qua chương trình nghệ thuật bán thực cảnh và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping. Màn trình diễn ánh sáng với hàng trăm chiếc máy bay không người lái (drone) cất cánh trên bầu trời đêm hồ Tây sẽ mang đến một trải nghiệm vô cùng thú vị và cảm xúc đối với khán giả. Đây là tác phẩm ánh sáng nghệ thuật độc đáo, đưa du khách khám phá những điểm đến du lịch nổi bật đặc trưng của Du lịch Hà Nội 2024, mà khởi đầu là các điểm đến của Tây Hồ đậm đà “sắc” và “hương”.

Cùng với không gian trải nghiệm ẩm thực đa dạng cùng các gian hàng trưng bày sản phẩm du lịch, tham quan chụp ảnh với các tiểu cảnh trang trí, tham gia các trò chơi dân gian truyền thống… và cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp đạt giải trong cuộc thi ảnh du lịch “Thủ đô Hà Nội chào đón bạn”.

Trải nghiệm 10 loại hình vui chơi trên mặt nước hồ Tây

UBND Hà Nội đã ban hành một quy định thống nhất, giao quận Tây Hồ là đầu mối quản lý toàn diện, cùng với đó liệt kê 10 loại hình được kinh doanh trên khu vực quản lý Hồ Tây. Theo đó, mặt nước hồ Tây - hồ tự nhiên rộng nhất nội thành Hà Nội, một thắng cảnh của trung tâm Thủ đô, sẽ được khai thác kinh doanh sân tập golf trên mặt nước; kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy không lưu trú qua đêm; kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và nghệ thuật biểu diễn; tổ chức các lễ hội truyền thống, giải đua thuyền; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn.

Một số hoạt động khác cũng được phép kinh doanh gắn với mặt nước hồ Tây như bơi, lặn; bơi thuyền, canô, xe đạp nước, lướt ván; hoặc với khu công cộng, các tuyến đường dạo quanh hồ như xe điện bánh lốp, xe đạp, xích lô du lịch... Các sở, ngành sẽ phối hợp với UBND quận Tây Hồ để tổ chức quản lý, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ, hoạt động này. Các đơn vị liên quan quản lý môi trường hồ Tây, trong đó có nước thải, nước trong hồ và mực nước, vệ sinh mặt hồ... tiếp tục thực hiện trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ đang phối hợp nghiên cứu phát triển khu vực bãi bồi ven sông Hồng nhằm khai thác tiềm năng cảnh quan thiên nhiên xây dựng công viên văn hóa du lịch với nhiều hình thức vui chơi giải trí hấp dẫn như cắm trại, bay khinh khí cầu... đáp ứng nhu cầu giải trí mới của người dân và khách du lịch.

Lễ hội bơi chải thuyền rồng tại hồ Tây. (Ảnh: Vietnam Airlines)

Lễ hội bơi chải thuyền rồng tại hồ Tây. (Ảnh: Vietnam Airlines)

Theo lãnh đạo quận Tây Hồ, xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo sẽ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, tạo sức hấp dẫn cho quận Tây Hồ, lan tỏa cảm hứng sáng tạo, ý thức bảo tồn văn hóa lịch sử trong mỗi người dân và du khách. Đó cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh quận Tây Hồ đẹp hơn, hấp dẫn hơn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm vùng đất này.

Những năm trước đây, ở hồ Tây có một số dịch vụ như nhà nổi, du thuyền, đạp vịt, nuôi, khai thác thủy sản... do các cơ quan khác nhau quản lý, tổ chức. Đến năm 2017, Hà Nội kết thúc nhiều hợp đồng kinh doanh dịch vụ. Như vậy, đi đến chủ trương giao một đầu mối quản lý cho quận Tây Hồ. Kèm theo đó là nay ban hành quy định làm cơ sở cho người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý, khai thác tiềm năng kinh tế cũng như các giá trị lớn lao của hồ Tây.

Trong kỷ nguyên số, việc tìm kiếm thông tin du lịch văn hóa trong không gian mạng ngày càng chiếm ưu thế. Quận Tây Hồ đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nền tảng (số hóa) phục vụ công tác bảo tồn văn hóa, quản lý di tích và phát triển du lịch quận Tây Hồ”, nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn, đồng thời thông tin nhanh nhất tới người dân và du khách về văn hóa du lịch quận Tây Hồ. Trong đó, ứng dụng “Tay Ho 360” (trên App Store và CH Play) trang web có địa chỉ truy cập: https://tayho360.vn; https://tayho360.com được triển khai nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin về du lịch và văn hóa của cả người dân địa phương và du khách.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) chia sẻ với truyền thông: “Với không gian thoáng đãng, cảnh quan đẹp, nhiều điểm tham quan của quận Tây Hồ hiện nay hoàn toàn có thể khai thác ngay, đưa vào tour khám phá Hà Nội và có thể trở thành sản phẩm mới của du lịch Thủ đô, thu hút khách nội địa. Tuy nhiên, muốn khai thác du lịch xứng với tiềm năng, “đánh thức người đẹp” Tây Hồ và đưa Tây Hồ trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của Hà Nội, quận cần có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tạo cơ chế để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư vào các dự án du lịch lớn”.

Ứng dụng hoặc trang thông tin cung cấp cho khách những thông tin đầy đủ về các di tích lịch sử, lễ hội và điểm đến thương mại, dịch vụ, du lịch… Trong đó, có cả ứng dụng thực tế ảo tăng cường VR360 giúp mang lại trải nghiệm độc đáo cho người dùng. Ứng dụng quản lý văn hóa được xây dựng để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, giúp các đơn vị quản lý về văn hóa trên địa bàn quận có một công cụ hiệu quả và linh hoạt.

Nhấn mạnh đến giá trị quý báu là chỉ có Hà Nội mới có hồ Tây, “lá phổi” của thành phố, báu vật của quốc gia, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng lưu ý, quận Tây Hồ phải giữ gìn, bảo vệ, quản lý, khai thác hồ Tây hiệu quả, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, điểm đến du lịch thu hút du khách.

Năm 2024, ngành Du lịch Thủ đô chú trọng phát huy các giá trị văn hóa, di sản gắn với du lịch, xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, “Thành phố vì hòa bình”; “Thành phố sáng tạo”; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn dựa trên các lợi thế sẵn có là kết tinh, hội tụ của các giá trị tài nguyên văn hóa, lịch sử, con người Hà Nội. Đồng thời, nghiên cứu đầu tư phát triển các loại hình sản phẩm mới gắn với lợi thế của từng địa phương như khai thác các tuyến du lịch đường thủy nội địa dọc sông Hồng, hồ Tây, hồ Đồng Mô; phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao...

Đọc thêm

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.