Tay chân miệng đe dọa bùng phát tại TPHCM

Tay chân miệng đe dọa bùng phát tại TPHCM
(PLO) - Nỗ lực tiêm vét vắc xin của ngành Y tế đã đẩy lùi dịch sởi nhưng bệnh tay chân miệng đang tăng nhanh, nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến yêu cầu Sở Y tế tập trung chống tay chân miệng, bảo vệ sức khỏe người dân.

Sởi và sốt xuất huyết “tạm lùi”
Tính từ đầu năm 2014 đến ngày 9/5, trên toàn thành phố có 1.600 trường hợp nhập viện với chẩn đoán mắc sởi. Sau khi tăng vọt và đạt đỉnh dịch trong hai tuần 17 và 18 tổng số bệnh nhân nhập viện mỗi tuần lên tới gần 240 ca, bước sang tuần 19 bệnh đã giảm rõ rệt xuống còn khoảng 150 ca.
Dịch sởi bước đầu được đẩy lùi có sự đóng đặc biệt quan trọng của chiến dịch tiêm ngừa vắc xin cho trẻ trong độ tuổi từ 9 tháng đến 36 tháng trên địa bàn thành phố. BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết đến nay tổng số trẻ đã được tiêm vắc-xin sởi (bao gồm vắc-xin chương trình và vắc-xin dịch vụ) của thành phố đã đạt 99.692 trẻ đạt mức gần tuyệt đối so với mục tiêu 100.000 trẻ được tiêm chủng sởi đã đề ra.
Tính chung trên toàn địa bàn bệnh sởi đang hạ nhiệt, tuy nhiên tại một số quận huyện vùng ven đông dân hoặc có sự biến động dân số cơ học lớn như quận 8, Bình Chánh, Bình Tân, Thủ Đức vẫn là những điểm nóng của dịch sởi.
Theo kế hoạch của Sở Y tế thành phố, thành phố sẽ triển khai đợt tiêm vét vắc xin sởi cho khoảng 200 nghìn trẻ dưới 10 tuổi, trọng tâm sẽ tập trung tại bốn quận huyện kể trên. Thành phố kỳ vọng sẽ từng bước đẩy lùi và tiến tới sớm dập được dịch sởi khi chiến dịch tiêm chủng đạt độ bao phủ cao trong cộng đồng.
Cùng với xu hướng giảm mạnh của bệnh sởi, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố cũng đang “xuống đáy” để chuẩn bị bước vào cao trào mới trong mùa mưa. Thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng cho thấy, nếu tháng 1/2014 bệnh sốt xuất huyết tung hoành tại 246 phường xã thì đến nay chỉ còn hơn 100 phường xã có bệnh nhân, số ca bệnh xuất hiện lẻ tẻ không hình thành ổ dịch.
Tay chân miệng đe dọa bùng phát thành dịch lớn
Dù dịch sởi được đẩy lùi, sốt xuất huyết cũng tạm lắng nhưng Tp Hồ Chí Minh đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng. Bệnh đã bắt đầu tăng liên tục từ giữa tháng 2, đến đầu tháng 5 tay chân miệng đã có 6 tuần tăng ở mức báo động với từ 200 đến 250 bệnh nhân nhập viện mỗi tuần. Tay chân miệng đang có những diễn biến khó lường khi có những diến biến tương tự như năm cao điểm của dịch (2012).
Bệnh tay chân miệng đang nóng từng ngày
Bệnh tay chân miệng đang nóng từng ngày
Nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố bệnh tay chân miệng đang hoành hành dữ dội như quận 8, Bình Chánh, Bình Tân. Bên cạnh đó, các quận 11, Củ Chi, Hóc Môn đang có số ca bệnh cao hơn rất nhiều so với năm 2013.Tính đến nay toàn thành phố đã có tới 3.373 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, con số trên cao hơn gấp đôi so với bệnh sởi (1.600 ca).
Ngành Y tế phải căng mình đối phó với dịch sởi bùng phát thời gian qua khó tránh khỏi những hạn chế trong công tác dự phòng đang tạo điều kiện cho bệnh tay chân miệng tấn công. Trước tình hình trên, BS Nguyễn Trí Dũng cho biết, Trung tâm Y tế Dự phòng sẽ đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vệ sinh khử khuẩn, chủ động kiểm soát bệnh tay chân miệng, không để dịch bệnh lây lan trong trường học và cộng đồng.
Ngày 15/5, tại buổi làm việc với Sở Y tế thành phố về vấn đề phòng chống dịch bệnh, Thứ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao những nỗ lực, sáng kiến của thành phố đã giúp kiểm soát được dịch sởi, dù tỷ lệ biến chứng lên tới 40% nhưng không có trường hợp nào tử vong vì mắc sởi. Tuy nhiên, Thứ trưởng lo ngại sự gia tăng nhanh của bệnh tay chân miệng chưa có dấu hiệu chững lại đang là mối đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.
Cùng với việc đề nghị thành phố tập trung chống dịch tay chân miệng, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng yêu cầu ngành Y tế thành phố đặc biệt chú ý đến công tác tiêm vét vắc xin, nhanh chóng đẩy lùi tiến tới dập tắt dịch sởi. Bên cạnh đó, Thứ trưởng khuyến cáo thành phố phải đặc biệt cảnh giác với dịch sốt xuất huyết, các bệnh khác như viêm não Nhật Nản, sốt rét… để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.