Tạo cơ chế thông thoáng cho các tổ chức hành nghề công chứng

Người dân đến làm thủ tục tại một Văn phòng công chứng ở Hà Nội
Người dân đến làm thủ tục tại một Văn phòng công chứng ở Hà Nội
(PLO) - Dù chỉ là hy hữu nhưng cách đây hơn 4 năm, dư luận được phen “sốt xình xịch” xung quanh cái chết của Trưởng Văn phòng Công chứng (VPCC) Việt Tín Nguyễn Minh Hải và gần 200 bộ hồ sơ công chứng “có vấn đề”. 
“Trong họa có phúc”, những bất cập phát sinh từ sự cố công chứng viên (CCV) duy nhất của Văn phòng đã chết lại là khởi nguồn cho việc tạo cơ chế hoạt động thông thoáng, bền vững hơn cho các tổ chức hành nghề công chứng.
Nỗi buồn mang tên “Việt Tín”
Ngày 9/4/2010, VPCC Thăng Long có văn bản báo cáo Sở Tư pháp về tình trạng làm giả văn bản công chứng. Báo cáo của VPCC Thăng Long cũng cung cấp thông tin về Trần Ngọc Cường (SN 1979, trú tại Thụy Khuê, phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) và Hà Thùy Linh (SN 1978, trú tại Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thực hiện hành vi làm giả văn bản công chứng là hợp đồng ủy quyền của VPCC Thăng Long. 
Cụ thể, bằng cách nào đó, các đối tượng có trong tay “sổ đỏ” nhà đất của người khác rồi tự lập ra hợp đồng ủy quyền đóng dấu giả con dấu của VPCC Thăng Long. Các hợp đồng này có nội dung ủy quyền cho Cường hoặc Linh thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp… tài sản là nhà ở và đất ở của người khác. Cường và Linh mang “sổ đỏ” cùng hợp đồng ủy quyền giả đó đi chào bán nhà đất. Với con dấu đỏ được làm giả y như thật và mức giá bán khá “mềm”, các đối tượng dễ dàng tìm được khách mua.
Sau khi thỏa thuận thống nhất về giá bán, các đối tượng đã cầm hợp đồng ủy quyền giả nói trên đến VPCC Việt Tín tại Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để thực hiện giao dịch công chứng hợp đồng bán tài sản cho người mua. Sau khi nhận được Hợp đồng mua bán tài sản có công chứng của VPCC Việt Tín, người mua đã đến Văn phòng Đăng ký nhà đất Hà Nội làm thủ tục sang tên. 
Sự việc chỉ bị bại lộ khi nhân viên của Văn phòng Đăng ký nhà đất chỉ nhận được bản sao (photo) hợp đồng ủy quyền (giả mạo) nên yêu cầu xuất trình hợp đồng ủy quyền gốc. Nhiều người đã tìm đến VPCC Thăng Long để xin lại hợp đồng ủy quyền gốc, lúc này mới té ngửa rằng hợp đồng ủy quyền là không có thực, mặc dù con dấu thì giống hệt.
Ngoài báo cáo của VPCC Thăng Long, cùng ngày, Sở Tư pháp TP.Hà Nội còn nhận được thông tin tương tự từ Văn phòng Đăng ký nhà đất thành phố. Thấy hành vi quá nghiêm trọng, lãnh đạo Sở Tư pháp đã điện thoại lập tức đề nghị ông Nguyễn Minh Hải lên làm việc ngay trong chiều thứ sáu, ngày 9/4/2010. Ông Hải có “xin khất” đến thứ Hai tuần sau (12/4) để có thời gian chuẩn bị. Đến 10h sáng thứ Hai (12/4), vợ và nhân viên của ông Hải đến Sở Tư pháp gửi đơn báo việc ông Hải mất tích. 
Chính trong thời gian này, đêm 9/4, ông Hải đã tự tử bằng cách gieo mình xuống sông Hồng từ cầu Thăng Long. Dư luận rúng động hơn cả khi được biết thông tin rằng không chỉ có 4 bộ hồ sơ công chứng mà con số hồ sơ “có vấn đề” lên tới gần 200. Xác định thông tin ông Hải đã chết, Sở Tư pháp Hà Nội đã giao Phòng Bổ trợ tư pháp lập biên bản niêm phong hồ sơ, tài liệu, sổ sách, con dấu của VPCC Việt Tín để phục vụ công tác điều tra. 
Bất cập với mô hình Văn phòng một CCV
Theo Luật Công chứng năm 2006, do CCV duy nhất đã chết nên VPCC Việt Tín chấm dứt hoạt động. Vì thế, muốn giải quyết hậu quả mà VPCC này để lại thì cần phải được một tổ chức công chứng khác, có thể là Phòng Công chứng hoặc là VPCC tiếp nhận để giải quyết. Ông Phạm Thanh Cao – khi ấy là Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp, nay là Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội – cho biết, đã có một số CCV xin được tiếp quản và cam kết gánh chịu mọi hậu quả mà VPCC Việt Tín để lại, nhưng đáng tiếc là luật không cho phép. 
Lý do chính khiến nhiều CCV muốn tiếp quản VPCC này được đồn đại là việc xin phép mở một VPCC tại các quận nội thành như VPCC Việt Tín là bất khả thi. Rồi cũng có thông tin không chính thức cho biết, không ít người “gạ” mua lại giấy phép thành lập VPCC với giá nhiều tỷ đồng, có điều CCV duy nhất đã chết nên không có người bán.
Một vấn đề đặt ra sau vụ việc này là có nên duy trì loại hình VPCC chỉ có một CCV duy nhất theo đúng Luật Công chứng không? Một VPCC chỉ có duy nhất một CCV nghĩa là mọi giấy tờ, hồ sơ, văn bản đều chờ chữ ký của một người duy nhất. Nhiều người dân cũng phản ánh về sự chờ đợi dù ngắn hay dài ngày tại những VPCC như thế vì công việc của họ dễ bị đình lại chỉ vì “ông” CCV nghỉ, đi vắng… 
“Cú phát nổ”  Việt Tín cho thấy sự bất cập của loại hình VPCC chỉ có một CCV. Nếu ở các VPCC hợp danh khác, khi một CCV gặp sự cố, CCV khác sẽ tiếp tục đảm nhận, không để tình trạng chẳng biết “bới” đâu ra chữ ký của CCV như VPCC Việt Tín. Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động công chứng đã phải đứng ra trấn an người dân rằng sẽ cố gắng bảo đảm một cách tốt nhất cho quyền lợi của người dân và khẳng định mọi giao dịch đúng, ngay tình sẽ được pháp luật bảo vệ đến cùng.
Cho phép chuyển đổi, chuyển nhượng là cần thiết
Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng năm 2006 của Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ hạn chế của mô hình VPCC một CCV như sau: “Nhiều tổ chức hành nghề công chứng được thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (VPCC do một CCV thành lập), thiếu tính ổn định, bền vững, khi CCV chết phải đóng cửa hoặc khi CCV ốm đau nghỉ việc thì không có CCV để tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của người dân”. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này, theo Bộ Tư pháp là do quy định của Luật còn thiếu so với thực tiễn cần điều chỉnh, dẫn đến lúng túng trong thực hiện.
Để khắc phục bất cập trên, Luật Công chứng sửa đổi năm 2014 đã quy định VPCC phải có từ hai CCV hợp danh trở lên, VPCC không có thành viên góp vốn để bảo đảm sự thông thoáng, tính hoạt động liên tục, bền vững của VPCC. 
Ngoài ra, nhằm giữ vững sự ổn định, kế thừa, duy trì hoạt động của VPCC, Luật còn bổ sung quy định về việc chuyển nhượng VPCC khi văn phòng đã hoạt động công chứng được tối thiểu là 2 năm và “siết chặt” không cho phép CCV đã chuyển nhượng VPCC tham gia thành lập VPCC mới trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chuyển nhượng. 
Đồng thời, Luật cho phép hai hoặc một số VPCC có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể hợp nhất thành một VPCC mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang VPCC được hợp nhất, các VPCC bị hợp nhất phải chấm dứt hoạt động.
Bên cạnh đó, được hoan nghênh, ủng hộ hơn cả là quy định mới của Luật Công chứng sửa đổi liên quan đến việc cho phép chuyển đổi phòng công chứng thành VPCC. Một CCV của VPCC Nguyễn Tú phân tích, việc chuyển đổi này sẽ giảm chi tiêu, giảm phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước từ con người, chế độ đến trụ sở làm việc, từ đó tăng khả năng lao động của những người làm trong tổ chức, tạo nên sự công bằng giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau. 
“Trừ một số vùng miền khó khăn về điều kiện giao thông, kinh tế - xã hội chưa phát triển thì nên xã hội hóa hết các phòng công chứng theo đúng quy hoạch mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng. Chẳng hạn như Hà Nội hoàn toàn có khả năng chuyển đổi hết, các phòng công chứng sẽ thuê lại trụ sở nhà nước, góp phần tăng thu ngân sách” – vị CCV này kiến nghị.
Đồng tình, CCV Nguyễn Bá Dũng – Trưởng VPCC Hồ Gươm cũng chỉ ra nhiều lợi ích của việc chuyển đổi phòng công chứng cho các cơ quan quản lý và cho xã hội, người dân. Cùng nhất trí với kiến nghị chuyển đổi ở những địa phương có điều kiện phát triển, nhưng ông Dũng cho rằng, trước mắt cũng nên chuyển đổi các phòng công chứng hoạt động không hiệu quả, Nhà nước phải bù lỗ để đỡ gánh nặng cho ngân sách. “Tức là chúng ta không làm ồ ạt, đồng loạt mà nên chọn thí điểm chuyển đổi” – ông Dũng nhấn mạnh. T.Q
Chuyển đổi, giải thể phòng công chứng
1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi phòng công chứng thành VPCC trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. 
Chính phủ quy định cụ thể việc chuyển đổi phòng công chứng thành VPCC.
2. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thành VPCC thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể phòng công chứng trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. 
Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận…

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao Giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác.

Tiên phong – Đổi mới – Đoàn kết: 5 năm chuyển mình của Sở Tư pháp Khánh Hòa

(PLVN) -  Trong hành trình 5 năm từ 2020 đến 2025, giữa những đổi thay lớn của thời cuộc, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Những thành tựu mang tính đột phá, kết tinh từ sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đã đưa ngành Tư pháp Khánh Hòa lên nhóm dẫn đầu cả nước trên nhiều phương diện, tạo dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đọc thêm

Thủ tướng ban hành Công điện về triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Khi lòng kiên nhẫn, sự cảm thông và thấu hiểu của Chấp hành viên trở thành cầu nối mang công lý vào cuộc sống

Chấp hành viên Nguyễn Văn Phỏng (bìa trái) trong vụ thuyết phục tự nguyện giao đất ở bản Hồ Pên, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
(PLVN) -  Theo báo có kết quả công tác giai đoạn năm 2020 - 2025 của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS, Cục THADS tỉnh Lai Châu, hàng năm, đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu về việc và tiền so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, trong 5 năm liền Phòng chưa phải tổ chức một cuộc cưỡng chế nào vì tất cả vụ việc đều được các chấp hành viên vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Cũng vì vậy, đơn vị được công nhận 03 năm Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
(PLVN) - Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó
(PLVN) - Công tác trong lĩnh vực Thi hành án dân sự từ những ngày còn gian khổ nhất, đi làm với phương tiện công cụ tác nghiệp thô sơ, nếm trải đủ những vất vả của sạt lở đất, lũ đầu nguồn, mưa rừng, đến bị đương sự doạ nổ súng kíp, cho “ăn” dao phát nương...; đến giờ, thậm chí tôi cũng không lý giải được tại sao vất vả, khổ cực vậy mà chúng tôi vẫn vượt qua tất cả, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ bằng tất cả sự tận tuỵ, say mê nhiệt huyết! Phải chăng đó là nhờ cái tình yêu trọn đời với nghề Thi hành án dân sự!

Phân cấp, phân quyền 70 nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giới thiệu chuyên đề về lĩnh vực tư pháp. Ảnh- Nguyên Anh.
(PLVN) -Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) vào chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Người “giữ lửa” trái tim công lý sau các bản án nơi ven trời Tây Bắc

Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Lai Châu.
(PLVN) -  “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu” Những câu thơ giàu cảm xúc đó viết về Lai Châu, tất cả chúng tôi đều thuộc nằm lòng. Ở Cục Thi hành án dân sự Lai Châu chúng tôi có một người được mệnh danh “Giữ lửa trái tim công lý sau các bản án ở ven trời Tây Bắc” - đó là Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, công tác tại Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án tỉnh, với “biệt tài” thuyết phục tự nguyện thi hành án, hầu như “trăm trận trăm thắng”.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng khi từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố với dân số mỗi địa phương cơ bản trên 2 triệu người và thực hiện chính quyền 2 cấp, bỏ cấp huyện thì công việc nhiều hơn, đối tượng, phạm vi quản lý rộng hơn, tính chất phức tạp hơn, nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân, cố gắng nhiều hơn.

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới
(PLVN) - Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 14/6 được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.