Tăng trưởng kinh tế năm 2021: Kịch bản tốt nhất 2 - 2,5%

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tăng trưởng GDP quý III/2021 giảm sâu kèm theo các hậu quả kinh tế - xã hội nặng nề. Theo các chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), kịch bản GDP tốt nhất của Việt Nam cũng chỉ được 2 - 2,5%.

Kinh tế quý III/2021 suy giảm nghiêm trọng

Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2021” vào chiều 20/10, các chuyên gia VEPR nhận định với mức giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, GDP quý III/2021 là mức giảm sâu nhất kể từ khi có thống kê về GDP theo quý. Trong đó, khu vực dịch vụ giảm 9,28%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; duy nhất, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhẹ 1,04%. Tính chung, GDP 9 tháng đầu năm tăng 1,42%.

Đáng chú ý, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của các tháng trong quý III/2021 giảm sâu, chỉ quanh mốc 40 điểm. Tổng số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới trong quý III/2021 là 36,9 nghìn DN, giảm hơn 50,1% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, hàng trăm nghìn DN và hàng triệu lao động đã phải ngừng hoạt động, tạm nghỉ việc, giãn việc…

Trong quý III/2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 697,2 nghìn tỷ đồng, giảm 9,5%. Trong đó, vốn khu vực Nhà nước giảm 20,6%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm 1,4% và khu vực có vốn đầu tư FDI ngoài có mức giảm mạnh nhất là 20,7%. Đáng ngại, số dự án FDI tính đến cuối tháng 9 giảm mạnh về số lượng (37,8%). Vốn FDI tuy có tăng (20,6%) về vốn đăng ký nhưng lại giảm (3,5%) về vốn thực hiện.

“Kinh tế suy giảm nghiêm trọng trong quý III/2021 kèm theo các hậu quả kinh tế - xã hội nặng nề mà phải mất nhiều thời gian sau mới khắc phục được...” - chuyên gia VEPR nhận định.

2 kịch bản GDP

Mặc dù vậy, các chuyên gia VEPR dự báo hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục chậm chạp nhưng chắc chắn trong những tháng cuối năm.

Dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô quý IV/2021, các chuyên gia Viện VEPR đưa ra hai kịch bản:

Về kịch bản xấu: Bệnh dịch có nguy cơ tái bùng phát trong khi Việt Nam, tình trạng “đóng - mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm gây thiệt hại cho sản xuất. Đối với kịch bản này, một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra do người lao động (NLĐ) còn bất an. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đặc biệt là trong nông nghiệp.

Với kịch bản này, VEPR dự báo GDP cả năm từ 1 - 1,5%, trong đó GDP ngành công nghiệp xây dựng tăng cao nhất với 3 - 3,5%, tiếp đó là ngành nông - lâm - ngư - thủy sản tăng 2 - 2,5%, đáng ngại là ngành dịch vụ vẫn tăng trưởng âm [(-1) - (-0,5%)].

Về kịch bản tốt: Cả nước thống nhất được các biện pháp thích ứng với bệnh dịch và vẫn đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy. Các hoạt động sản xuất, tiêu dùng được hồi phục một cách chậm chạp nhưng chắc chắn. Các trung tâm kinh tế hoàn thành kế hoạch tiêm chủng ngay trong nửa đầu quý IV/2021. Tình trạng phong tỏa như trong quý III/2021 không lặp lại.

Với kịch bản này, VEPR dự báo GDP cả năm từ 2 - 2,5%, trong đó GDP ngành công nghiệp xây dựng tăng cao nhất với 4 - 4,5%, tiếp đó là ngành nông - lâm - thủy sản tăng 2,7 - 3,2%, ngành dịch vụ tăng nhẹ 0 - 0,5%.

Như vậy, kịch bản tốt của VEPR giống với dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hôm 13/10 trong cập nhật bản tin về Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2021. WB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021, ước tính vào khoảng từ 2 - 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 4,8% mà WB công bố hồi tháng 8.

Chuyên gia VEPR cảnh báo, việc chuyển đơn hàng của một số DN FDI, sự rời bỏ thành phố của NLĐ có thể trở thành vấn đề lâu dài nếu Việt Nam không có những thay đổi phù hợp.

Đặc biệt, chuyên gia VEPR nhấn mạnh, Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng các biện pháp chống dịch cực đoan, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao.

“Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào chiến lược ứng xử với đại dịch trong thời gian tới. Các gói hỗ trợ an sinh xã hội và thúc đẩy đầu tư công có thể hỗ trợ phần nào cho tăng trưởng. Lạm phát do chi phí đẩy là một rủi ro cần phải được giám sát chặt, bất kì một nới lỏng tiền tệ nào cần phải hết sức thận trọng” - chuyên gia Viện VEPR khuyến cáo.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.