Tăng giá xăng dầu: Ngư dân khó nhọc vươn khơi

Với ngư dân miền biển cuộcsống gắn chặt với con thuyền, với nghề đi biển - cái nghề vốn nghiệt ngã, nhiều rủi ro lại càng chật vật, khó khăn hơn mỗi khi xăng dầu lên giá.

Ngay sau khi tăng giá xăng dầu, các doanh nghiệp ngành sản xuất, dịch vụ đều nhanh chóng  hạch toán phần lợi nhuận bị mất do chi phí đầu vào tăng, đồng thời có  kế hoạch tăng giá các sản phẩm, dịch vụ. Nhưng đó là những đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, còn những ngư dân luôn phải đối mặt với những nguy hiểm của thiên tai, bão gió, cũng chịu tác động không nhỏ của giá xăng dầu mà sản phẩm khai thác được lại bị phụ thuộc vào thị trường, các tư thương ép giá, nhưng vẫn phải cố gắng chống trọi ra khơi vì mưu sinh.

Chật vật vì giá xăng dầu
Với ngư dân miền biển cuộcsống gắn chặt với con thuyền, với nghề đi biển - cái nghề vốn nghiệt ngã, nhiều rủi ro lại càng chật vật, khó khăn hơn mỗi khi xăng dầu lên giá.
Có bốn tàu khai thác xa bờ, mỗi tháng sử dụng trên 30.000 tấn dầu điêden, Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Thắng Lợi (Quảng Ninh) Phạm Văn Dương tâm sự: “Khai thác hải sản ngày càng khó khăn bởi thời tiết khắc nghiệt, nguồn lợi thủy sản ít đi trong khi giá xăng dầu cứ leo thang  thật khó  bảo đảm được cuộc sống của ngư dân trên biển”. Tại Ninh Bình, ông Trần Văn Diệm chủ tàu làm nghề kéo đôi có công suất 320cv cho biết, trung bình tàu của ông tiêu thụ  trên 20.000 lít dầu/tháng, như vậy với giá dầu tăng lên như vừa qua, ông phải chi thêm trên 8 triệu đồng/tháng và lợi nhuận mỗi chuyến đi biển chẳng còn bao nhiêu sau khi trừ chi phí, nhân công lao động.

Ngư dân xã Đại Hợp (Kiến Thụy) không dám vươn khơi vì sợ lỗ. Ảnh: Phương Duy
 Ngư dân xã Đại Hợp (Kiến Thụy) không dám vươn khơi vì sợ lỗ.
                                                                                                   Ảnh: Phương Duy

Cả nước hiện có khoảng 128.000 tàu với tổng công suất trên 5.000.000cv. Như vậy, chỉ riêng ngành khai thác hải sản  sử dụng trên 2.880.000 tấn dầu/năm. Ông Phùng Đình Toàn, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi, cho biết, giá xăng dầu tăng kéo theo các loại vật tư, tiền nhân công  tăng theo, trong khi giá cá không tăng, thậm chí bị ế ẩm nếu sản phẩm đi biển dài ngày mà không bảo quản đạt chất lượng. Ngốn nhiều dầu nhất là nghề lưới kéo, riêng chi phí dầu có thể lên tới 75 - 80% tổng chi phí. Với tàu trên 400cv làm nghề này, chi phí dầu cho mỗi chuyến ra khơi lên tới 800 - 850 triệu đồng.

Cần hỗ trợ ngư dân bám biển
Giá xăng dầu lên, trong khi sản lượng đánh bắt giảm, hải sản không ổn định,  nhiều chủ vựa cũng hạn chế ứng tiền trước cho chủ tàu ra khơi. Điều này gây không ít khó khăn cho ngư dân, vì phần lớn chủ tàu thiếu vốn, trong khi Nhà nước lại chưa có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn từ ngân hàng để phát triển sản xuất như các ngành chăn nuôi, trồng trọt.
Trước những biến động mạnh về giá dầu tăng cùng với những bất cập của nghề đánh bắt do công suất tàu nhỏ, khai thác ven bờ làm cạn kiệt tài nguyên biển, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 289 ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc diện hộ chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Theo quyết định này, từ năm 2008 đến 2010, những tàu mua mới, đóng mới, thay máy tàu mới, kinh phí mua bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên  được Nhà nước hỗ trợ một phần. Tuy nhiên, việc hỗ trợ dầu cho chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản, tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản mới chỉ dừng lại trong năm 2008.
Sự hỗ trợ từ quyết định trên đem lại sức bật, sự động viên rất lớn từ Nhà nước đối với ngư dân trong khai thác hải sản, làm tăng giá trị kinh tế cho cuộc sống ngư dân, nhiều ngư dân có thêm cơ hội để tu sửa tàu, trang bị thêm  trang thiết bị an toàn, thúc đẩy nghề đánh bắt xa bờ phát triển. Tuy quyết định này chỉ mang tính tạm thời, giải quyết khó khăn trước mắt, nhưng đây có thể coi là bước đi đầu tiên cho mục tiêu chiến lược hỗ trợ ngư dân phát triển đánh bắt xa bờ.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều ngư dân cũng ý thức được việc cần phải tổ chức lại sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí cho mỗi chuyến đi biển. Những năm gần đây, đối phó với tình trạng xăng dầu tăng giá, ngư dân các địa phương  liên kết thành các tổ, đội sản xuất trên biển giúp đỡ, thông báo nhau về ngư trường, thời tiết, thành lập các tàu dịch vụ thương mại cung cấp vật dụng thiết yếu: nước ngọt, nước đá, xăng dầu và thu mua, vận chuyển những sản phẩm khai thác tạo điều kiện cho các tàu hoạt động dài ngày hơn trên biển, giảm chi phí mỗi chuyến đi biển. Tuy nhiên, việc thành lập các tổ đội sản xuất, khai thác mới chỉ dừng lại ở tự phát của ngư dân, trên tinh thần tự nguyện, giúp đỡ nhau.
Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Chu Tiến Vĩnh, Tổng cục đang có chủ trương hỗ trợ các địa phương thành lập các mô hình tổ đội sản xuất, khai thác. Khi đánh bắt theo tổ đội, Nhà nước sẽ hỗ trợ về máy đàm thoại từ xa, được ưu tiên gắn các thiết bị quan sát, theo dõi, tìm kiếm bằng công nghệ vệ tinh trên tàu, hỗ trợ về vật tư, tiêu thụ sản phẩm... Hiện Bộ NN và PTNT trình Chính phủ đề xuất chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ. Theo đó, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng các khu dịch vụ hậu cần trên các đảo lớn để ngư dân có thể sửa chữa tàu, lấy nước ngọt miễn phí, mua nước đá và bán sản phẩm khai thác. Ngoài ra, ngư dân sẽ được hỗ trợ về  bảo đảm an toàn trên biển, được cung cấp các dịch vụ về nghề cá, mua bảo hiểm thuyền viên, cứu nạn cứu hộ...
          

     Bích Hồng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.