Tăng cường nghiệp vụ kiểm soát ma túy trong toàn ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng đề nghị chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm soát ma túy. (Ảnh: Châu Long)
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng đề nghị chia sẻ kinh nghiệm trong kiểm soát ma túy. (Ảnh: Châu Long)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình tội phạm ma túy tại Việt Nam diễn biến phức tạp trên cả tuyến đường bộ, đường hàng không, chuyển phát nhanh và tuyến đường biển, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ về công tác kiểm soát ma túy, tiền chất của ngành Hải quan năm 2024.

Hơn 4 năm, ngành Hải quan bắt giữ 1.165 vụ

Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh cho biết, tình hình tội phạm ma túy tại Việt Nam diễn biến phức tạp trên cả tuyến đường bộ, đường hàng không, chuyển phát nhanh và tuyến đường biển. Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn cất giấu nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Trong bối cảnh đó, ngành Hải quan đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong nhận thức, tư duy và cách làm trong thực thi nhiệm vụ về phòng, chống ma túy, trên cương vị chủ trì và phối hợp với các lực lượng chức năng, Bộ, ngành cũng như các hoạt động hợp tác quốc tế. Qua đó đạt được nhiều kết quả nổi bật, đáng ghi nhận trong đấu tranh phòng, chống ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp tác liên quan đến ma túy.

Kết quả từ năm 2020 đến tháng 6/2024, toàn ngành Hải quan đã bắt giữ 1.165 vụ với 1.310 đối tượng, gần 8.730kg ma túy các loại. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lượng lượng chuyên trách bắt giữ 183 vụ với 216 đối tượng, thu giữ 1,2 tấn ma túy, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Chia sẻ, cập nhật thông tin, kinh nghiệm hữu ích

Chủ trì Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh, những năm gần đây, ngành Hải quan đã tổ chức thành công một số hội nghị trao đổi kinh nghiệm về công tác kiểm soát phòng, chống ma túy. Theo đó, tập trung quán triệt, trao đổi, cập nhật, thảo luận rất nhiều nội dung, thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng hữu ích.

Phó Tổng cục trưởng thông tin, theo đánh giá của Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và các tổ chức, cơ quan chức năng khu vực và trong nước, tình hình tội phạm ma túy đang tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, ngày càng xuất hiện nhiều loại ma túy mới. Tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển và sử dụng các loại ma túy tổng hợp, các chất hướng thần gia tăng ở hầu hết các quốc gia theo xu hướng khó kiểm soát.

Châu Á đã và đang là thị trường tiêu thụ lớn của các loại ma túy tổng hợp, các chất hướng thần. Tại Đông Nam Á, diện tích và sản lượng thuốc phiện liên tục tăng, vùng Tam giác vàng trở thành trung tâm sản xuất ma túy tổng hợp của thế giới. Các đường dây vận chuyển cocaine từ các nước Mỹ La tinh được phát hiện, bắt giữ gần đây cho thấy loại tội phạm này đang nhắm vào thị trường khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam - quốc gia có đường biên giới trải dài, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Bên cạnh đó, sự hình thành cộng đồng ASEAN với những chính sách thông thoáng cùng một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, điển hình như trong lĩnh vực bưu chính, đã bị tội phạm ma túy triệt để lợi dụng. Đáng chú ý, tại một số nước, xuất hiện khuynh hướng muốn hợp pháp hóa việc sử dụng và lưu hành một số loại ma túy, trong đó có cả các quốc gia láng giềng cũng tạo nên sức ép rất lớn cho công tác đấu tranh phòng, chống ma túy của lực lượng chức năng, trong đó có Hải quan.

Ngoài ra, trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, việc áp dụng chính sách tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cùng những điều kiện, đặc điểm đặc thù có tính thuận lợi, phù hợp cho hoạt động vận chuyển, giao thương khiến Việt Nam trở thành địa bàn tội phạm ma túy lợi dụng nhằm vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới, sau đó vận chuyển đi các tỉnh, TP trong cả nước để tiêu thụ nội địa hoặc chuyển đi các quốc gia khác.

Dự báo, tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới Việt Nam giai đoạn tới tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng trên địa bàn rộng khắp và trên tất cả các tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không.

Vì vậy, Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng nhấn mạnh, Hội nghị trao đổi nghiệp vụ về công tác kiểm soát ma túy, tiền chất của ngành Hải quan năm 2024 là cơ hội để các đơn vị, các cán bộ trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, tham gia triển khai công tác liên quan đến nhiệm vụ kiểm soát ma túy, tiền chất của nhiều đơn vị trong toàn ngành có cơ hội gặp gỡ, trực tiếp trao đổi, thảo luận và đóng góp, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm.

Đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình và thực tiễn công tác kiểm soát ma túy, tiền chất của cơ quan Hải quan.

Đọc thêm

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?