Tan hoang rừng nguyên sinh bên bờ sông Lon, Quảng Nam

Khu vực đồi núi ở thôn 3, 4 và khu vực sông Lon, thuộc xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, bạt ngàn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chở che nhiều sinh vật, động vật sống, nhưng gần đây, do sự  buôn lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên lâm tặc, vàng tặc ngang nhiên tàn phá rừng, sông một cách trắng trợn...

Khu vực đồi núi ở thôn 3, 4 và khu vực sông Lon, thuộc xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, bạt ngàn cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chở che nhiều sinh vật, động vật sống, nhưng gần đây, do sự  buông  lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên lâm tặc, vàng tặc ngang nhiên tàn phá rừng, sông một cách trắng trợn...

Mở đường, băm nát núi…

Trong vai lâm tặc, vượt núi vào rừng một chuyến thực địa. Từ trung tâm TP.Tam Kỳ men theo con đường nhầy nhụa, “nát như tương” do các xe có trọng tải lớn cày phá.

Từ Tam Kỳ đến trung tâm xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My chỉ với đoạn đường gần 110km, nhưng chúng tôi xuất phát từ 5h sáng đến 9h mới đến được trung tâm xã.

Theo chỉ dẫn của một người chuyên đi rừng: “Vào được chỗ lâm tặc cưa xẻ gỗ, phải đi bộ đến vài tiếng đồng hồ. Xa lắm, trời mùa này hay mưa chiều, đường bùn lầy khó đi lắm, rất nguy hiểm, nếu đi vào được thì không biết có ra lại khi trời chạm tối không?”.

Với quyết tâm vạch trần “bọn lâm tặc”, nhóm phóng viên chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình cùng với anh dẫn đường bản địa.

Từ trung tâm xã, chúng tôi vượt thêm gần 4 giờ đồng hồ đi bộ, vật vã băng đèo, lội suối, băng qua con đường vừa mới được xe xúc “băm nát” nhầy nhụa, hàng trăm cây gỗ quý có đường kính từ 50cm đến 1m nằm la liệt hai bên vệ đường. Theo người dẫn đường, tất cả đó là do lâm tặc và vàng tặc chặt hạ để mở đường vào khai thác gỗ, vàng dưới sông Lon.

Cây gỗ quý bị lâm tặc chặt hạ chưa kịp xẻ nằm la liệt trong rừng.
Cây gỗ quý bị lâm tặc chặt hạ chưa kịp xẻ nằm la liệt trong rừng.

Anh dẫn đường nói tiếp: “Ngày trước những dãy núi này sững sững, oai hùng, nhưng giờ đây đã tan hoang hết rồi”.

Cuối cùng, 5 người chúng tôi cũng đến nơi sau gần 4 tiếng đồng hồ. Tại điểm xẻ gỗ này, không có một bóng dáng người, chỉ còn lại toàn là gỗ vừa được đốn hạ chưa chuyển ra ngoài.

Những gốc cây to, đến 2, 3 người ôm không hết, hàng trăm thân cây vừa bị lâm tặc hạ chưa xẻ thành gỗ nằm la liệt, như một bãi chiến trường sau thảm họa thiên tai.

Để khai thác được, lâm tặc tổ chức thành từng nhóm, mang theo đồ ăn thức uống, lều bạt và những phương tiện hành nghề khác. Họ dựng lều ngay trong rừng, với phương tiện chủ yếu là cưa xăng, cứ mỗi lần tìm được điểm khai thác gỗ là dân khai thác lại lập lán trại, dựng xưởng cưa di động tại chỗ, dùng cưa máy, hạ cây xuống, xẻ thành tấm.

Cưa xong cây gỗ này lại chuyển lán sang chỗ có nhiều cây gỗ khác để tiếp tục xẻ. Cứ một máy cưa xách tay này trung bình một ngày có thể cưa hạ và xẻ được trên 1 khối gỗ. Và để có được 1 khối gỗ thì phải đốn hạ ít nhất 2-3 cây gỗ lớn. Một cây gỗ bị đốn hạ xuống thì làm gãy hàng loạt cây rừng khác.

Trao đổi với ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện Bắc Trà My, Quảng Nam, lại “ca bài ca muôn thuở”, biết sự việc trên rất rõ và đã nhiều lần truy quét, nhưng lâm tặc, vàng tặc lặn tăm, còn khi lực lượng rút lui thì họ lại nổi lên.

Ông Phong cho biết thêm, chúng tôi cũng có nghe nói chuyện chính quyền địa phương bao che nhưng chưa nắm chắc lắm, nên không thể trả lời được…

Sông Lon “kêu cứu”

Khi chúng tôi vừa lội qua đến bờ sông Lon, thì những tiếng máy nổ, máy xe xúc hình như im ỉm trong chốc lát. Sau đó anh, em chúng tôi tiếp tục men theo hai bên bờ sông Lon tìm cách tiếp cận khu vực trung tâm đang khai thác vàng.

Sông Lon bị vàng tặc băm nát tìm vàng.
Sông Lon bị vàng tặc băm nát tìm vàng.

Theo anh dẫn đường, vào được chốn này không đơn giản vì đường sá hiểm trở, nên đó cũng là điều kiện thuận lợi để “vàng tặc” lộng hành. Hàng trăm con người từ khắp nơi đổ về đây ngày đêm phá núi, bới sông lọc vàng. Nhiều đến nỗi người ta không thể thống kê hết bao nhiêu hầm vàng được đào bới, bao nhiêu đoạn sông bị rỗng ruột do vàng tặc bới nát...

Hoạt động khai thác vàng trái phép diễn ra công khai nhưng không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng. “Vàng tặc” không chỉ dừng lại ở việc khai thác nhỏ lẻ đơn thuần mà chúng còn ngang nhiên dựng lều, lán ven bờ sông Lon rồi đưa máy xúc, máy nổ… vào.

Một số người chuyên đi rừng cho hay, trước đây dòng nước sông Lon trong xanh, nhưng từ khi nạn khai thác vàng xuất hiện, dòng nước ở các con suối và thượng nguồn sông Lon trở nên đục ngầu, chuyển màu đỏ gạch.

Chính quyền “bảo kê”?

Theo ghi nhận của chúng tôi, bọn lâm tặc, vàng tặc do hai nhóm người mang tên: Võ Ngọc Hoàng (49 tuổi), Phan Văn Quang (SN 1974, cả hai cùng trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) và nhóm thứ hai là  Đức và Thanh (quê Quảng Ngãi), cả hai nhóm có hơn 40 công nhân.

Máy khai thác vàng ở sông Lon còn tại hiện trường.
Máy khai thác vàng ở sông Lon còn tại hiện trường.

Ông Hồ Văn Trần, Phó chủ tịch UBND xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My cho biết: “Việc mở tuyến đường vào dòng sông Lon là do người dân tại khu vực làm đơn xin. Đó là tuyến đường cần cho việc dân sinh, để khai thác rừng trồng của dân. Dân làm đơn xin cho các chủ bãi mở đường và khai thác vàng để bù vào chi phí. Tuy nhiên, xã không dám duyệt và chuyển đơn lên huyện, huyện cũng không cho phép, nhưng các chủ làm vàng vẫn cho tiến hành mở đường và đưa xe vào khai thác vàng”.

Qua điều tra thực thế, tuyến đường này không đi qua các khu vực rừng trồng của dân, mà thực chất là để tàn phá rừng nguyên sịnh và khai thác khoáng sản trái phép của các chủ làm vàng trái phép.

Những người dân tại địa phương vô cùng bức xúc, bởi theo họ, con đường dân sinh từ trung tâm xã Trà Ka về thôn 3 và thôn 4 đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Còn con đường ra sông Lon thực chất là con đường phục vụ cho việc khai thác vàng và tàn phá rừng nguyên sinh.

“Ai mạo danh chúng tôi làm đơn xin cho bọn đầu nậu, tổ chức khai thác vàng để tàn phá rừng nguyên sinh thì chúng tôi không biết. Người dân chúng tôi yêu cầu cần làm sáng tỏ việc này”, một người dân địa phương nói. “Điều đáng nói là, tại tuyến đường mở vào sông Lon nằm cạnh nhà ông Hồ Văn Trần, Phó chủ tịch xã Trà Ka, nên nếu nói chính quyền không biết thì thật vô lý”.

Trao đổi với ông Lê Văn Tuấn, Chánh văn phòng UBND huyện Bắc Trà My - ông Tuấn thừa nhận “có sự bao che của chính quyền cơ sở”. Mới đây, huyện cũng đã tổ chức truy quét và tịch thu trên 3 tấn dầu diesel…

Trương Gia Hân

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.