Tấn công khủng bố tại Thụy Điển: Áp lực an ninh đè nặng châu Âu

Tấn công khủng bố tại Thụy Điển: Áp lực an ninh đè nặng châu Âu
(PLO) - Vụ tấn công vừa xảy ra tại Stockholm, Thụy Điển đã làm gia tăng mối lo về bất ổn an ninh, vấn đề vốn đang trong tình trạng mong manh tại “lục địa già”. 

Trong cuộc họp báo ngày 8/4, cảnh sát Thụy Điển cho biết cơ quan này chưa thể khẳng định vụ tấn công này là một hành vi đơn lẻ hay nằm trong những kế hoạch lớn hơn. 

Dấu hiệu cực nguy hiểm

Vụ việc tại Stockholm là vụ tấn công khủng bố mới nhất theo hình thức lao xe tải vào đám đông tại các nước châu Âu, nối tiếp các vụ tương tự tại Nice (Pháp), Berlin (Đức) và London (Anh) mới đây. Theo giới phân tích, vụ khủng bố lần này là dấu hiệu vô cùng đáng lo ngại vì nó xảy ra tại thủ đô của Thụy Điển, một đất nước vốn nổi tiếng là yên bình và hầu như không có dấu hiệu cảnh báo nào về vấn đề an ninh. Điều này cũng cho thấy phạm vi hoạt động của lực lượng khủng bố những năm qua đã không ngừng mở rộng từ Tây Âu sang Bắc Âu, nơi vẫn được coi là một trong số những địa bàn an toàn và ổn định nhất thế giới. 

Trước đó, quan ngại về nguy cơ  bất ổn an ninh gia tăng, các nước châu Âu đã phải điều chỉnh áp dụng Luật Schengen, qua đó tăng cường kiểm soát nhân thân công dân châu Âu qua lại biên giới khu vực tự do đi lại Schengen. Mọi công dân đều phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để cơ quan chức năng xác minh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các chiến binh nước ngoài. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không thể phát huy hiệu quả khi gốc rễ của vấn đề vẫn chưa được giải quyết.  Các nhà phân tích cho rằng những diễn biến mới nhất tại châu Âu đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có nỗ lực phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia cùng những giải pháp dài hơi để có thể đảm bảo an ninh cho khu vực.

Nghi phạm được tình báo “điểm mặt”

Cùng ngày 8/4, cảnh sát Thụy Điển cho biết nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại thành phố Stockholm của nước này từng có tên trong tài liệu tình báo, tuy nhiên được coi là một “đối tượng không nguy hiểm”. Nghi phạm này là một người đàn ông đến từ Uzbekistan, hiện đang bị tạm giam để điều tra. 

Theo người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia Thụy Điển, ông Dan Eliasson, cảnh sát nước này đang tập trung điều tra nghi phạm nhập cảnh Thụy Điển bằng cách nào, cư trú tại đâu và có những mối liên hệ nào. Ông Dan Eliasson cũng cho hay hiện chưa biết liệu có những đối tượng khác liên quan đến vụ tấn công này hay không và cảnh sát vẫn đang điều tra theo mọi dấu vết. Ông Eliasson cho biết cảnh sát đã tìm thấy một thiết bị trong chiếc xe tải tấn công, trên ghế của lái xe. Hiện cảnh sát chưa biết đây có phải là một quả bom hay một vật gây cháy nổ hay không. Lực lượng an ninh Thụy Điển đã nâng mức cảnh báo lên mức 3 trên thang gồm 5 mức và có thể tăng thêm nếu một vụ tấn công tương tự khác xảy ra.

Sau vụ tấn công khủng bố xe tải lao vào đám đông ở trung tâm thủ đô Stockholm,  khiến 4 người thiệt mạng và 15 người bị thương chiều 7/4, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đồng loạt bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc, đồng thời lên án kịch liệt. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự cảm thông và chia buồn với người dân Thụy Điển trong thời khắc khó khăn này. Ông nêu rõ Nga thấu hiểu tình cảnh hiện giờ ở Thụy Điển bởi Moskva quá quen với các vụ tấn công khủng bố quốc tế. Thủ tướng Canada Justin Trudeau lên án mạnh mẽ vụ tấn công. Ông bày tỏ chia sẻ sâu sắc nhất đối với gia đình, bạn bè và thân nhân những nạn nhân trong vụ tấn công này. Nhà lãnh đạo Canada khẳng định Ottawa sẵn sàng hỗ trợ Thụy Điển trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông nhấn mạnh Chính phủ và lực lượng an ninh Canada sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh chống khủng bố và ngăn chặn những hành động tấn công điên rồ. 

Trong khi đó, quyền Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner chỉ trích đây là vụ tấn công điên rồ. Ông khẳng định Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Thụy Điển điều tra vụ tấn công này. Nhà Trắng nhấn mạnh dù mục đích của vụ tấn công là gieo rắc sự sợ hãi, song nó chỉ giúp cộng đồng quốc tế sát cánh hơn nữa trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. 

Cùng ngày, lãnh đạo Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha cũng bày tỏ chia buồn với gia đình, người thân, bạn bè của các nạn nhân cũng như người dân và đất nước Thụy Điển. Thị trưởng Paris thông báo chính quyền thành phố sẽ tắt đèn thắp sáng tháp Eiffel - biểu tượng của Pháp - trong 1 phút vào đêm 8/4 tưởng niệm những nạn nhân trong vụ tấn công nói trên. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte gọi vụ tấn công là “tin tức kinh hoàng”. Bộ Ngoại giao Hungary và Hy Lạp cùng ra tuyên bố lên án vụ tấn công, đồng thời bày tỏ tinh thần đoàn kết với người dân và đất nước Thụy Điển trong cuộc chiến chống khủng bố. 

Trong tuyên bố lên án vụ tấn công này, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres hi vọng thủ phạm gây ra vụ tấn công sẽ sớm bị trừng trị trước pháp luật.  Trước đó, đại diện của Liên minh châu Âu và người phát ngôn Chính phủ Đức cũng đã lên tiếng chỉ trích vụ tấn công, thể hiện sự chia sẻ đối với mất mát của người dân và đất nước Thụy Điển, đồng thời khẳng định đoàn kết với Stochkholm tiêu diệt khủng bố. 

Xảy ra vào lúc 13 giờ GMT (tức 8h tối, giờ Việt Nam) khi một chiếc xe tải lao vào một đám đông trên phố Drottninggatan - khu phố đi bộ lớn nhất của Stockholm và sau đó đâm vào một loạt cửa hàng bách hóa gần đó, vụ tấn công khủng bố mới nhất ở Thụy Điển một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an ninh tại châu Âu sau khi một loạt quốc gia trong khu vực gồm Pháp, Đức, Bỉ, Anh trong 2 năm trở lại đây liên tục chứng kiến các vụ tấn công khủng bố đẫm máu. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.