Tâm thư bác sĩ gọi bệnh nhi của mình là cô bé vĩ đại nhất

(PLO) - Bé Khánh Vy 13 tuổi nhiều năm chống chọi với HIV/AIDS và bệnh tim, được bác sĩ Nguyễn Thanh Hải ở Bệnh viện Nhi Trung ương ngợi ca là "cô bé vĩ đại nhất".

Sống tại một tỉnh miền núi phía Bắc, bé Khánh Vy chào đời đã không may mắn khi mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. 13 tuổi, cô bé mắc căn bệnh quái gở khác là rối loạn nhịp tim. Tình trạng suy tim nặng đến mức nếu không can thiệp gần như chắc chắn bé sẽ tử vong. Từ khi sinh ra đến nay, cô bé đã dũng cảm chiến đấu với bệnh tật, trải qua biết bao lần thập tử nhất sinh.

Cảm động trước nghị lực phi thường của cô bé, bác sĩ Nguyễn Thanh Hải ở chuyên khoa loạn nhịp tim Bệnh viện Nhi Trung ương đã viết thư gửi Khánh Vy và những đứa trẻ không may khác cũng mang trong mình căn bệnh HIV/AIDS. Bức thư được công bố hôm 1/12 nhân thế giới kỷ niệm 20 năm ngày phòng chống HIV/AIDS.

tam-thu-bac-si-goi-benh-nhi-cua-minh-la-co-be-vi-dai-nhat

Các bácsĩ tìm ổ gây cơn nhịp tim nhanh cho bệnh nhi. Ảnh:H.N.

Khi Khánh Vy lên bàn can thiệp loạn nhịp tim, gọi bệnh nhi của mình là "cô bé vĩ đại nhất", bác sĩ Hải viết: "Nguy cơ tử vong trong khi can thiệp rất cao. Dẫu vậy phải giữ con sống để thực hiện những giấc mơ của mình như bao nhiêu người bình thường khác. Con tự tin, ung dung bước vào phòng mổ mà không hề cảm nhận bất kỳ mối nguy hiểm thảm khốc đang rình rập, giống như bước vào studio để chụp ảnh".

Ca can thiệp của bé kéo dài một giờ rưỡi, cả ê kíp bác sĩ trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc. Lo lắng khi tiếng báo động khẩn cấp của máy theo dõi nhịp tim vang lên, cả kíp lao vào ép tim, bóp bóng, cấp cứu ngừng tim phổi... Chỉ 5 phút, tim trẻ đập trở lại, nhưng cơn tim nhanh xuất hiện liên tục, huyết áp giảm.

Không chịu bó tay, bác sĩ quyết định đưa thuốc vận mạch vào để duy trì huyết áp ở mức chấp nhận, 4 catheter được đưa vào buồng tim để lập bản đồ nội mạc xác định vị trí ổ gây tim nhanh, sau đó tiến hành đốt triệt "thủ phạm" gây bệnh. Sau 3 lần đốt đã thành công, cả ê kíp đồng thanh thở phào rồi thốt lên "Thật không thể tin nổi", "Sao lại có thể dễ dàng đến vậy"... Cô bé đã được cứu sống và có thể quay trở lại với cuộc sống thường ngày.

"Giờ này con đã tự mở mắt nhìn lại cuộc đời và mỉm cười nhìn bố mẹ ông bà. Hy vọng con đủ lớn để hiểu về những điều kỳ diệu luôn có ở bên mình, để không bao giờ mặc cảm về căn bệnh mình đã mang trong mình. Cảm ơn con và gia đình đã cho bác và các đồng nghiệp của mình một trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn thế được", bác sĩ Hải viết.

Rối loạn nhịp tim nhanh là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp ở trẻ. Nó có thể gây suy tuần hoàn, suy hô hấp và suy đa tạng, thậm chí gây di chứng não, tử vong.

Triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim không đặc hiệu. Với trẻ lớn, biểu hiện có thể chỉ là cảm giác đánh trống ngực, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì ngất, thậm chí là chết đột tử. Trong khi ở trẻ nhỏ, các biểu hiện thường kín đáo như: biếng ăn, bỏ bú, da tái, chân lạnh, vã mồ hôi, khó thở, thở nhanh, xỉu. Có trường hợp, trẻ được đưa đến viện thì hết cơn rối loạn nhịp tim nhanh. Bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể, có thể xuất hiện đột ngột ở bất kỳ độ tuổi nào, hay xuất hiện trong 3 tháng đầu sơ sinh. Trẻ được can thiệp bằng phương pháp đốt triệt bằng sóng radio cao tần.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.