Tâm đức và y đức

Hình ảnh lay động hàng triệu con tim của bác sĩ Chung (Phó Giám đốc Bệnh viện huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
Hình ảnh lay động hàng triệu con tim của bác sĩ Chung (Phó Giám đốc Bệnh viện huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
(PLO) - Một bác sỹ, Phó Giám đốc Bệnh viện huyện tại Hà Giang đứng ở giữa chợ với tấm hình phóng lớn của hai đứa trẻ sơ sinh người Dao dính liền, gia đình nghèo không có tiền phẫu thuật nên vị bác sỹ này ra chợ xin tiền, quyên góp để giúp đỡ. Động thái đầy tình người đó làm mọi người xúc động và việc làm của anh lập tức có kết quả, hơn 40 triệu đồng thu được để chuyển cặp song sinh đó về Bệnh viện Việt Đức chữa trị.

Hình ảnh của vị bác sỹ này lập tức tràn ngập trên mạng với những lời khen ngợi, cổ vũ, động viên, chia sẻ, tuyệt đối không có một câu dè bỉu, chê bai hoặc soi mói “anh ta làm như thế vì động cơ gì”, “để làm gì”,... Việc làm đó càng trở nên chói sáng trong bối cảnh mà người ta chặn xe cứu thương chở trẻ em hấp hối, bỏ mặc sản phụ đến chết, chậm trễ cấp cứu, vô cảm trước người bệnh,... đang xảy ra nhan nhản tại các bệnh viện luôn luôn treo cao khẩu hiệu y đức. 

Một bác sỹ còn trẻ, cương vị là Phó Giám đốc Bệnh viện mà ra chợ xin tiền cứu giúp bệnh nhân, chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để thấy anh đã vượt ra khỏi tầm y đức thông thường, ngoài phạm vi của bệnh viện để làm một cái việc mà xưa nay chưa người bác sỹ nào dám làm.

Hành vi này gọi là y đức chưa đủ, đó là tâm đức của một con người, không trong vòng hành xử bắt buộc của y đức đối với chỉ riêng người thầy thuốc, trong bệnh viện, lúc anh khoác tấm áo trắng lên người, hơn cả thế, đây là cách hành xử của một con người nhân bản

Thời buổi này thật hiếm có một bác sỹ như vậy, hy vọng đây là một tấm gương đạo đức để ngành y học tập, để mọi người tin rằng trong đội ngũ thầy thuốc vẫn còn có những “lương y như từ mẫu”!

Ở một diễn biến khác cũng chan chứa tình người, gây xúc động cho cả cộng đồng. Đó là trường hợp em bé chỉ được bố nuôi bằng nước cơm, suy dinh dưỡng nghiêm trọng được một nhóm du khách giúp đỡ, hình ảnh thương tâm của em lan truyền trên mạng.

Em bé Sa Pa đó giờ đã hồng hào, đã lên cân, đã khỏe và điều cốt yếu, em trở thành biểu tượng của tình thương yêu, đùm bọc, chia sẻ của cộng đồng. Nếu như ai cũng làm ngơ, cho là việc của người khác, là trách nhiệm của xã hội thì có lẽ em đã không còn sống. 

Hai việc thiện nguyện xảy ra “giữa đường, giữa chợ” ở các địa phương miền núi gây xúc động và làm thức dậy tình cảm và lương tri con người.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.