Tám đời chủ lụi tàn tại ngôi nhà Bá Kiến

 Nhà Bá Bính “hoành tráng” năm nào nay tiêu điều u ám
Nhà Bá Bính “hoành tráng” năm nào nay tiêu điều u ám
(PLO) - Ngôi nhà gỗ có niên đại hơn 100 năm của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” có số phận cũng bạc bẽo như cuộc đời Bá Kiến. Ngôi nhà qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng, nhưng cuộc sống ai cũng tàn lụi và cuối đời chết tức tưởi. Người thì đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ thì bảo ngôi nhà xây vào mảnh đất “dữ”.
Ngôi nhà “sát chủ” 
Ngôi nhà vốn thuộc sở hữu của ngụy viên Bắc kỳ Bá Bính. Bá Bính tên thật là Trần Duy Bính (không rõ năm sinh, mất năm 1946) được cố nhà văn Nam Cao cho biết chính là nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo. Ngôi nhà tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 800m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
Ngôi nhà này có số phận đặc biệt. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Cựu Hanh, một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng ròng rã mới xong. Đây cũng chính là ngôi nhà gỗ đặc biệt công phu mà khắp cả phủ Lý Nhân và các tỉnh lân cận thời này đều chưa có. 
Ngôi nhà có kiến trúc 3 gian theo truyền thống Việt Nam, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng (một loại đá xanh được đẽo gọt công phu giống nhau như tạc). Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng. 
Chất hoang tàn thể hiện ngay từ lối vào vũng nước tù túng
Chất hoang tàn thể hiện ngay từ lối vào vũng nước tù túng 
Ở vào cái thời mà lá dâu, củ chuối, cám lợn nuôi sống con người, một ngôi nhà “bức bàn” 3 gian rộng rãi, được làm bằng toàn gỗ lim, tường xây mật mía, gạch thất lát nền, lợp ngói vẩy cá như thế chẳng khác nào một giấc mơ mà muôn đời dân lành làng Đại Hoàng không bao giờ với tới. 
Lẽ đó, ngôi nhà gỗ này nổi tiếng khắp vùng. Ngôi nhà không chỉ đẹp, sang trọng, đắt tiền, mà còn là nỗi ám ảnh đối với hầu hết những người dân lành làng quê thời đó.
Cụ Hanh mất đã để lại ngôi nhà cho người con trai là Trần Duy Xầm. Cụ Xầm mất đi để lại cho con cả là cụ Cựu Cát. Cụ Cựu Cát là người chơi bời nghiện ngập, sau đó gạt nợ ngôi nhà về tay Bá Bính. Từ khi ngôi nhà vào tay Bá Bính thì câu chuyện về ngôi nhà mới trở nên đặc biệt. 
Ngày đó, trong nhà, Bá Bính chia 4 gian cho các bà vợ ở, riêng gian chính dùng để thờ cúng và mở sới bạc phục vụ những kẻ có chức sắc trong vùng. Cờ bạc đã cuốn gia sản kếch xù của Bá Bính đi. Có lẽ, do quá buồn chán, Bá Đính đã treo cổ tự tử. Cái chết của cụ xôn xao dân làng. Gia đình muốn quên chuyện đau lòng ấy, làm đám ma một cách lặng lẽ, không kèn trống. 
Bá Bính mất đi để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo, vốn là con trai của bà cả. Đáng buồn thay, Binh Tảo nghiện rượu, những đồ đạc trong nhà ông đều mang đi cầm cố và bán sạch. Căn nhà là tài sản quý giá nhất cũng bị ông đem ra rao bán. Một người bấy giờ đã có ý định mua ngôi nhà về xẻ làm gỗ, nhưng chưa mua được thì ngôi nhà được cụ Cai Hậu, tên thật là Trần Hữu Hậu (một Việt kiều Thái Lan) mua lại. Lúc đó, cụ Hậu mua với giá hàng chục cây vàng. 
Đến cuối đời, cụ Hậu không có con trai nối dõi. Ngôi nhà từ đó chuyển sang cho người cháu là ông Trần Hữu Hòa, chủ nhân thứ 8 của ngôi nhà. Ông Hòa dù bỗng dưng được thừa kế ngôi nhà nhưng cũng có số phận vô cùng bi thảm. Vào một ngày cuối năm 2007, người ta phát hiện ra ông Hòa chết trong tư thế treo cổ tại gian nhà dưới. Dân gian được dịp đồn đoán chính “vía” ngôi nhà đã vật chết chủ nhân. 
Năm 2007, ngành văn hóa tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà Bá Kiến để góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn Nam Cao. UBND tỉnh Hà Nam đã thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Hòa) mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng.
Biển chỉ dẫn ngả nghiêng trên lối vào
 Biển chỉ dẫn ngả nghiêng trên lối vào
Trước đó, từ sau cái chết của vị chủ nhà cuối cùng, bà vợ ông này đã phá bỏ 5 gian nhà dưới. Ngôi nhà gỗ đặc biệt từng qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng nhưng cuối đời đều tàn lụi, chết tức tưởi, nên chẳng ai còn dám ở nữa. Người thì đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ thì bảo ngôi nhà xây vào mảnh đất “dữ”.
Người trông nhà bất đắc dĩ
Gần một thế kỷ đã trôi qua, chứng tích năm xưa vẫn còn, nhưng hoang phế tàn tạ. Ngay lối vào nhà Bá Kiến, chiếc biển chỉ dẫn ngả nghiêng, chữ nghĩa cái còn, cái mất. Cánh cổng gỗ ngày nào bị thay thế bằng chiếc cổng sắt hoen rỉ chẳng mấy ăn nhập với kiến trúc ngôi nhà. Ngay sát cổng, một vũng nước chảy lênh láng. Ngoài vườn, những cây ổi quả đã ủng nằm hiu hắt trên cành. Đôi chum dựng trước sân hứng nước mưa đùng đục.
Bước vào trong, ngôi nhà khá hoang tàn. Cửa bức bàn, bức tường cũ sờn, lên màu rêu phong. Trong ngôi nhà ấy, không còn vật dụng gì của Bá Bính còn sót lại. Một bộ bàn ghế gỗ của một nguời dân tặng đặt làm chỗ nghỉ chân cho khách. Kế bên là một bát hương do người chủ thứ 8 để lại. 
Người trông coi nhà Bá Bình: “Bảy năm nay tôi đâu biết đồng tròn, đồng méo tiền trợ cấp nào”
Người trông coi nhà Bá Bình: “Bảy năm nay tôi đâu biết đồng tròn, đồng méo tiền trợ cấp nào”
Bà Trần Thị Mai (SN 1962) là người trông coi bất đắc dĩ ngôi nhà này tâm sự, ngôi nhà thực chất chỉ là gian thờ của gia đình Bá Bính. Còn nhà ở của ông ta và các bà vợ được xây sát 2 bên tạo thành hình chữ U, nhưng hiện nay 2 khu nhà đó đã hoàn toàn mất dấu. Trải qua hơn 100 năm đầy biến cố, ngôi nhà đang dần xuống cấp. Chỉ tay vào những cột gỗ lim, bà Mai nói: “Nhìn hoành tráng thế thôi chứ bên trong rỗng ruột hết rồi. Cứ một hai tháng, tôi lại mua các loại chống mối mọt bơm vào cột. Đỡ mối mọt tí nào hay tí đấy”.
Sở dĩ bà là người trông coi bất đắc dĩ cũng bởi “dư âm” của ngôi nhà. Lịch sử của ngôi nhà “sát chủ” này khiến ai nghe cũng hãi. Theo bà Mai, khi chính quyền mua lại ngôi nhà, tìm người trông coi, chẳng ai dám đứng ra nhận. Bà Mai vốn là hàng xóm, từ bé hay sang chơi với người con của người chủ thứ 7 nên có tình cảm đặc biệt với ngôi nhà. Thấy không có ai trông coi, bà nhận trách nhiệm. 
Khi được hỏi tiền trợ cấp hàng tháng cho việc trông coi quét dọn, bà Mai lắc đầu: “Bảy năm nay tôi đâu biết đồng tròn, đồng méo tiền trợ cấp nào. Tôi trồng ít ổi, chuối ngự ở ngoài vườn, tăng gia sản xuất. Cây ra trái, khách thăm quan tới đều vặt, xơi hết. Nói thật, 7 năm nay, tổng số tiền bán ổi, chuối của tôi chưa nổi 1 triệu đồng. Tiền mua các loại chống mối mọt cho gỗ, tôi cũng đều tự bỏ tiền ra. Từ khi chính quyền mua lại, ngôi nhà này vẫn chưa một lần tu sửa. Tôi sợ rằng nếu để quá lâu không chăm sóc bảo quản chu đáo, ngôi nhà này sẽ bị tàn tạ, sớm sập”.
Nhìn những viên ngói ở mép vườn, bà chép miệng: “Rõ khổ, những viên ngói này là của ngôi nhà dọc, vợ người chủ thứ 8 phá đi”. Rồi bà kể, có người thấy gạch tốt đã xin, lấy về lợp lại mái nhà mình. Không hiểu thế nào mà mỗi đêm, người đó hay nằm mơ thấy người chủ ngôi nhà treo cổ chết cứ hiện lên lủng lẳng đầu màn đòi gạch. Hãi quá, người này đành mang gạch đến trả lại. Từ bấy tới giờ, những viên gạch vẫn nằm đấy, dân làng có cho tiền cũng chẳng ai dám lấy, nói gì tới chuyện dám xin về lợp mái nhà./.

Đọc thêm

Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”

Cụm di tích lịch sử Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải- Vĩĩ tuyến 17 (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Khu vực Vĩnh Linh (25/8/1954 -25/8/2024), Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”. Chương trình sẽ diễn ra vào tối ngày 19/7/2024 tại Kỳ đài Bờ Bắc – Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Vở nhạc kịch Shrek - hạnh phúc khi là chính mình

Hành trình đưa nhạc kịch đến với khán giả khắp Việt Nam mang tên "Shrek: On National Tour". (Ảnh BTC)
(PLVN) - Vở nhạc kịch Shrek đã phá vỡ những định kiến thông thường, đem lại thông điệp vô cùng ý nghĩa: Mỗi người dù là ai, đều thật đẹp khi là chính mình và đều xứng đáng có được hạnh phúc. Chính thông điệp này đã chạm đến trái tim của những khán giả thưởng thức vở nhạc kịch và để lại những dư âm thật sâu sắc, rực rỡ.

Xem phim kinh điển trên Hanoi On

Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On (ảnh P.V)
(PLVN) - Hanoi On là một hệ sinh thái nội dung số cho Hà Nội và về Hà Nội. Ứng dụng này gồm các chương trình truyền hình, thông tin điện tử, chương trình phát thanh và các nội dung nghe nhìn đặc sắc. Ngoài ra, Hanoi On còn có hàng vạn chương trình âm nhạc, hàng nghìn sách nói, cùng thư viện phim bộ đặc biệt là bộ sưu tập những bộ phim kinh điển của Việt Nam và nước ngoài.

60 thí sinh vào bán kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Thí sinh tham dự Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024. (Ảnh T.Thanh)
(PLVN) - Tại vòng Bán kết, top 60 thí sinh xuất sắc nhất đến từ khắp đất nước tập trung tại Sa Pa (Lào Cai) và bắt đầu chuỗi hành trình quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp của du lịch Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung đến cộng đồng.

Hội thảo về Danh nhân Lưu Đình Chất

Tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà sử học góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất. (Ảnh: Y. Khương).
(PLVN) - Ngày 6/7/2024, Hội thảo “Vai trò của danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về ông” diễn ra tại huyện Hoằng Hóa, (Thanh Hóa), góp phần làm rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại quan Lưu Đình Chất, cũng như đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc.

Ca sĩ Phương Linh từng ở ẩn để chữa bệnh

Ca sĩ Phương Linh trở lại với sân khấu sau thời gian dài điều trị bệnh (ảnh P.V)
(PLVN) - Hạn chế việc đi hát, ít ai biết được rằng ca sĩ Phương Linh phải đối diện với việc bị tràn dịch khớp gối. Sau nhiều năm điều trị từ Đông y đến Tây y, đến nay nữ ca sĩ mới phục hồi được 80%.

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội
(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Vẻ đẹp Tây Hồ trên khuôn nhạc

Vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. (Ảnh: Zing.vn)
(PLVN) - Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Như một lẽ rất tự nhiên, vẻ đẹp mênh mang của Hồ Tây luôn dễ chạm vào trái tim người nghệ sĩ, tạo nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa, văn chương bao đời nay. Vẻ đẹp lung linh, lãng mạn của Hồ Tây được hiện lên trên từng khuôn nhạc.

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...