Takeda Việt Nam trồng cây tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ, chung tay cùng Gaia bảo tồn thiên nhiên độc đáo của Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Takeda Việt Nam vừa trồng hơn 500 cây xanh tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ. Đây là một hoạt động nằm trong cam kết “Bảo vệ Hành tinh của Chúng ta” do Tập đoàn Takeda toàn cầu đề ra trong suốt nhiều năm qua. Khu dự trữ Sinh quyển Cần Giờ là một trong chín khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam với diện tích 35.000 héc-ta, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km.

Thông qua việc hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, một tổ chức khoa học kỹ thuật phi lợi nhuận, tập thể nhân viên Takeda Việt Nam đã có cơ hội khám phá và trải nghiệm thiên nhiên ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ. Qua đó, các thành viên tham gia đã tìm hiểu về sự thích nghi của cây ngập mặn và các loài sinh vật khác nhau sống trong khu rừng này. Sau đó, họ cùng trồng 500 cây đước non, nhằm góp phần khôi phục lại môi trường sống tự nhiên tại đây.

Nhân viên Takeda Việt Nam đã trồng hơn 500 cây xanh tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ vào cuối tuần qua

Nhân viên Takeda Việt Nam đã trồng hơn 500 cây xanh tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ vào cuối tuần qua

Quần thể rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân và được xem là “lá phổi xanh” của Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia quản lý hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú với hơn 600 loài động thực vật, trong đó nhiều loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như cây Đước đôi, Vẹt dù, Cọc đỏ, Khỉ đuôi dài, Kỳ đà, Rái cá, Dơi quạ lớn…

Lúc đầu, khu vực trồng rừng thuộc về ruộng muối của người dân địa phương. Từ khi Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ được thành lập vào năm 2000, người dân đã di cư ra khỏi vùng này, để lại những vùng đất trống nhiễm mặn nặng cần phải cải tạo lại để trồng rừng.

Hơn nữa, chính điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khắc nghiệt ở nhiều khu vực rừng tái sinh đã buộc con người phải nỗ lực không ngừng để trồng lại các loại cây đặc trưng của rừng ngập mặn bản địa như cây đước và cây cọc đỏ… nhằm chuyển đổi bền vững ruộng muối thành rừng.

Là một doanh nghiệp có trách nhiệm, Takeda Việt Nam luôn thực hiện công tác bảo vệ môi trường và không ngừng giảm thiểu tác động đến môi trường

Là một doanh nghiệp có trách nhiệm, Takeda Việt Nam luôn thực hiện công tác bảo vệ môi trường và không ngừng giảm thiểu tác động đến môi trường

Bà Katharina Geppert, Giám đốc Takeda Việt Nam, cho biết: “Những hiểm họa đối với thiên nhiên càng làm gia tăng mối nguy cho sức khỏe cộng đồng. Với tư cách là một doanh nghiệp có trách nhiệm, chúng tôi cần thực hiện công tác bảo vệ môi trường và không ngừng giảm thiểu tác động đến môi trường để hướng đến mục tiêu mang đến “Sức khỏe tốt hơn cho mọi người, Tương lai tươi sáng hơn cho Thế giới”. Với bề dày lịch sử hơn 240 năm hình thành và phát triển của mình, công ty luôn hướng đến sự bền vững lâu dài trong tương lai. Nghĩa vụ của chúng tôi trong việc quản lý môi trường và kinh doanh bền vững luôn phù hợp với các giá trị “Takeda-ism” và triết lý doanh nghiệp, đóng vai trò nền tảng cho một doanh nghiệp bền vững. Luôn mang khát vọng tham gia vào các hoạt động ưu tiên vì môi trường đó tất cả nhân viên của Takeda luôn cùng tham gia và truyền động lực để đạt được các mục tiêu chung của công ty. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cùng với các đối tác tạo ra tác động tích cực đầy ý nghĩa cho cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động”.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, nhấn mạnh sự đóng góp vì cộng đồng của Takeda sẽ giúp thành phố xanh hơn và bảo tồn môi trường tự nhiên của chúng ta. “Cây rừng sẽ giúp bảo vệ các khu dân cư khỏi lũ lụt, xói mòn và ô nhiễm đất. Rừng tạo ra môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, củng cố các giá trị sinh thái như tạo O2, hấp thụ CO2, góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn còn mang lại những giá trị to lớn về kinh tế, giáo dục, nghiên cứu và giải trí cho con người”.

Tập thể Takeda Việt Nam luôn đề cao sáng kiến trồng cây như một phần cam kết về tính bền vững môi trường tại Takeda đã được tích cực triển khai trong gần 50 năm qua

Tập thể Takeda Việt Nam luôn đề cao sáng kiến trồng cây như một phần cam kết về tính bền vững môi trường tại Takeda đã được tích cực triển khai trong gần 50 năm qua

Sáng kiến trồng cây là một phần trong cam kết về tính bền vững môi trường tại Takeda đã được tích cực triển khai trong gần 50 năm, kể từ khi thành lập Ủy ban Bảo vệ Môi trường vào năm 1970. Phương pháp tiếp cận bền vững môi trường là một phần trong mục tiêu của Takeda, phù hợp với các Mục tiêu Bền vững của Liên Hiệp Quốc và sáng kiến Mục tiêu dựa trên Cơ sở Khoa học (SBTi). Là một phần của Cam kết Trung hòa Carbon, Takeda đã đạt được “trung hòa carbon” trong chuỗi giá trị của mình từ năm tài chính 2019 và đang hướng tới mục tiêu trở thành “Không Carbon” trong các hoạt động của doanh nghiệp vào năm 2040 thông qua việc loại bỏ 100% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.