Tai nạn xe máy - Nhìn từ công tác đào tạo

Trong các vụ tai nạn giao thông (TNGT) hàng năm, số vụ tai nạn liên quan đến xe máy chiếm 70-75%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là sự gia tăng lớn về số lượng xe hàng năm, trong khi đó, hạ tầng giao thông chậm phát triển, không theo kịp yêu cầu thực tiễn.

Trong các vụ tai nạn giao thông (TNGT) hàng năm, số vụ tai nạn liên quan đến xe máy chiếm 70-75%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là sự gia tăng lớn về số lượng xe hàng năm, trong khi đó, hạ tầng giao thông chậm phát triển, không theo kịp yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, ý thức của người tham gia giao thông nói chung, người điều khiển xe máy nói riêng còn hạn chế cả về tính tự giác, ý thức chấp hành pháp luật, quy tắc ATGT, cũng như kỹ năng sử dụng phương tiện, xử lý tình huống khi tham gia giao thông… Chị Nguyễn Thị Huệ, 27 tuổi, ở Mỹ Lộc thoát chết trong một tai nạn giao thông kể lại: Hôm đó khoảng 7 giờ tối, tôi đang trên đường về nhà. Gần đến lối rẽ, tôi bật tín hiệu xi-nhan xin rẽ. Sang được gần hết đường thì hai thanh niên đi xe máy ngược chiều từ trong dong ngõ ra, đèn pha chiếu lóa hết cả mắt. Trong vài giây luống cuống vì mắt không nhìn thấy gì, tôi đã phanh gấp và bị ngã xuống đường, kéo theo một người đi xe đạp và người đi xe máy ngã theo vì tránh đột ngột. Cũng may mọi người đi tốc độ không cao nên chỉ bị sây sát. Mất cả tuần sau tôi mới hoàn hồn mỗi khi ngồi lên xe máy (!).

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Chương trình đào tạo, sát hạch cấp GPLX mô tô A1 hiện nay, phần sát hạch thực hành thí sinh phải hoàn thành các nội dung gồm đi đường vòng theo hình số 8, đường dích dắc và đường gồ ghề trên mô hình ở sân tập. Các lỗi thí sinh có thể mắc ở phần thi này là đi chạm vạch, thậm chí đổ xe, cũng có trường hợp đi sai hình. Nhiều kỹ năng được rèn cho thí sinh qua bài thi này là điều chỉnh tốc độ xe cho phù hợp với các điều kiện địa hình cụ thể, kỹ năng giữ thăng bằng xe khi đi vào các đường vòng cua, gấp khúc… Tuy nhiên, do sân tập tĩnh nên các tình huống sát hạch cũng là tĩnh, người vượt qua có thể rất xuất sắc, không mắc lỗi, nhưng việc vận dụng các kỹ năng này trong từng tình huống giao thông trên đường mới là quan trọng. Thực tế, người đi thi chỉ cần dành vài tiếng tập đi theo sa hình này với sự hướng dẫn cụ thể về kỹ năng tay ga, chân phanh và sử dụng số thích hợp là có thể vượt qua. Nhưng thực tế trong khi tham gia giao thông, rất nhiều tình huống, trường hợp cụ thể đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn mà người tham gia giao thông phải đối mặt như: Chuyển hướng sang đường, tránh vượt xe, đường gồ ghề, đường trơn trượt, gặp vật cản bất ngờ… cần phải có kỹ năng xử lý tốt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 đơn vị tổ chức đào tạo lái xe A1, trong đó có 2 đơn vị sát hạch lái xe. Để cạnh tranh và thực hiện chỉ đạo về tăng cường các biện pháp bảo đảm TTATGT, các nhà trường, trung tâm dạy nghề đều đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, làm sao để tỷ lệ đỗ sát hạch mỗi khóa đạt tối đa nên đều có nhiều biện pháp rèn luyện thí sinh từ các câu hỏi của phần thi lý thuyết đến thực hành. Sau các buổi học lý thuyết đều tổ chức thi thử để kiểm tra chất lượng thí sinh trước khi sát hạch. Như vậy, rõ ràng chất lượng đào tạo lái xe mô tô A1 hiện nay là thực chất và rất cao, vấn đề đặt ra là nên xem xét cải tiến nội dung sát hạch thực hành. Hiện tại trên mạng, trong nhiều trang web cũng có các phần mềm sát hạch thi lái xe các loại, nhưng chủ yếu là thi lý thuyết. Nên chăng cũng có những phần mềm, giống như các trò chơi điện tử giúp thí sinh luyện được những kỹ năng đó như các tình huống giao thông trong thực tế.

Mô tô, xe máy hiện là phương tiện giao thông cá nhân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với số lượng, mật độ ngày càng  nhiều. Do vậy số người có nhu cầu đào tạo, sát hạch lái xe mô tô cũng rất lớn, trong đó số đối tượng ở các vùng nông thôn chiếm đa số. Việc đào tạo sát hạch bằng giáo trình, bài thi điện tử có thể là khó khăn với số đối tượng này, nhưng cũng chính nhóm đối tượng này lại gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xử lý tình huống khi tham gia giao thông, dẫn đến va quệt và TNGT. Do đó, được đào tạo kỹ chính là trang bị kỹ năng và tạo cơ hội cho họ tránh được những rủi ro khi tham gia giao thông. Tất nhiên, nguyên tắc cao nhất để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông là mọi người phải luôn có ý thức tự giác chấp hành tuân thủ pháp luật, các quy tắc bảo đảm ATGT. Kết hợp các yếu tố này sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật giao thông hiện nay để bảo đảm  kiềm chế tối đa số vụ va quệt TNGT đáng tiếc có thể xảy ra./.

Vân Thi

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.