Từ khóa: #văn học

Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng, nhà nhiếp ảnh chiến tranh ưu tú ở thế kỷ XX

Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng
(PLO) - Tôi chưa từng được gặp, tiếp xúc và trò chuyện với anh. Ngày tôi về nhận công tác tại Thông tấn xã Việt Nam, anh đang ở chiến trường. Nhưng, tôi đã được nghe loáng thoáng về Lương Nghĩa Dũng, người chiến sĩ “đánh Nam dẹp Bắc”, “mũi nhọn” của tổ phóng viên quân sự biệt phái sang cơ quan Thông tấn.

Lâm Tấn Tài - Một sự nghiệp nhiếp ảnh đáng được tôn vinh

Lâm Tấn Tài - Một sự nghiệp nhiếp ảnh đáng được tôn vinh
(PLO) - Cuộc đời 66 năm của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài (1935 - 2001), với những hoạt động cách mạng từ năm 12 tuổi (làm liên lạc cho công an huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa, cho đại đội B chi đội 6 Bà Rịa - Vũng Tàu), trải qua nhiều công việc khác nhau trong hai cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của dân tộc ta, cho đến khi trở thành “thủ lĩnh” giới nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch (lúc đó gọi là Phó Tổng Thư ký) kiêm Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã được giới thiệu trong nhiều bài viết của đồng đội, bạn bè, đồng nghiệp tạo nên một bức tranh toàn cảnh rất đáng trân trọng về con đường sự nghiệp của người chiến sĩ và nghệ sĩ này. 

Quan Bố chánh Nguyễn Thông bị án đánh trượng

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, công trình Nguyễn Thông là một trong những người chủ xướng xây dựng
(PLO) -Khi nhận định về Nguyễn Thông (1827-1884), nơi “Những danh sĩ miền Nam” đã ghi rằng “Sau Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông là một nhà thơ yêu nước lớn của nhân dân miền Nam thời cận đại”. Điều ấy quả đúng khi ta xét những trước tác của vị quan nhà Nguyễn có này. 

Hàn Mặc Tử - Bạc phận thi sĩ tài hoa

Bút tích của Hàn Mặc Tử gửi mẹ
(PLO) -Ngày nay, nhắc đến cái tên Nguyễn Trọng Trí (1912-1940), hẳn bạn yêu thơ, thậm chí giới văn nghệ đương thời, có lẽ ít ai chú ý. Họ bàng quan ư? Không hẳn vậy? Bởi lâu nay, cái tên quen thuộc mà họ biết đến nơi thi nhân ấy, lại là bút danh Hàn Mặc Tử kia. 

Ra mắt Bộ Sách nói về pháp luật cho người mù

Bà Lê Thị Bình Minh, Sở Tư pháp TP trao tặng 30 đĩa CD “ Bộ sách nói pháp luật -Đĩa 1” cho Hội Người mù TP. Ảnh: Báo Pháp luật TP HCM
(PLO) - Hôm qua (18/4), Sở Tư pháp TP HCM phối hợp với Thư viện Sách nói dành cho người mù đã ra mắt Bộ sách nói pháp luật (quyển 1) dành cho người mù. Bộ sách này gồm Hiến pháp, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Người khuyết tật nằm trong chương trình thí điểm Sách nói pháp luật trên website  www.sachnoionline.com. 

Chuyện lạ ở BFree

Ảnh minh họa
(PLO) - Với niềm đam mê sách của mình, chàng trai trẻ Nguyễn Trường Giang đã ấp ủ ước mơ mang tri thức đến gần hơn với những người có niềm say mê đọc sách. Khát khao cháy bỏng của anh là thành lập một thư viện đọc và mượn sách miễn phí cho tất cả mọi đối tượng.

Nhà báo họ Lương - không vì quyền thế mà e ngại, nhún mình

Bút tích của Lương Khắc Ninh
(PLO) -Trong đời họ Lương, báo chí đã kinh qua, ghế hội đồng đã ngồi, mà với văn hóa nước nhà, ông cũng đặc biệt chú ý lắm. Lại vì dân, vì nước, ông từng nói lên chính kiến của mình với cả vua Khải Định, nhưng mong quốc gia được thay vận tươi mới hơn.

Ông chủ bút dùng báo chí cổ động kinh tế

Chân dung cụ Lương Khắc Ninh
(PLO) -Khi viết về cụ Lương Khắc Ninh (1862-1943), Nguyễn Văn Sâm đã gọi cụ là nhà báo, nhà văn, bầu hát bội, nghị viên, và “trong lãnh vực nào ông cũng để lại ảnh hưởng và tiếng tốt”. Xét đời hoạt động của cụ Lương Khắc Ninh, quả đúng vậy. 

Trần Thiện Chánh – Thi nhân yêu nước

Bài thơ “Tản viên sơn” của Trần Thiện Chánh đăng trên Nam Phong tạp chí
(PLO) -Cuối thế kỷ XIX, đất Nam Kỳ lục tỉnh, tên tuổi của Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân… nổi như sóng cồn cả về tài năng và lòng yêu nước. Trong số ấy, Trần Thiện Chánh xứng đáng có tên, không chỉ là một danh sĩ, mà như nhận xét trong “Văn học miền Nam nơi miền đất mới”, ông “cũng là một chiến sĩ trên mặt trận quân sự chiến đấu khắp các chiến trường từ Nam ra Bắc trong công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc”. 

Ngừng xuất bản sách ngôn tình nhưng chưa rõ thế nào là "ngôn tình"!

Ảnh minh họa.
(PLO) - Yêu cầu các đơn vị xuất bản không đăng kí các sách có đề tài ngôn tình trong thời gian tới, đó là công văn của Cục Xuất bản vào tháng 1 vừa qua. Cùng với quyết định của Cục Xuất bản là động thái rà soát lại toàn bộ các sách đã đăng kí cũng như đang trong quá trình xuất bản. Tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn là một quyết định khá gây tranh cãi. Nhiều đơn vị xuất bản vẫn loay hoay với câu hỏi: Thế nào là ngôn tình? 

Thị trường sách 2017: Kỳ vọng vào người trẻ

Thị trường sách 2017:   Kỳ vọng vào người trẻ
(PLO) - 2016 là năm “vừa chất vừa lượng” với sách văn học trong nước. Đây cũng là năm đánh dấu thành công của nhiều cây bút trẻ với những tác phẩm liên tục vào top bán chạy nhất trên thị trường. Dự kiến, năm 2017, xu thế sách vẫn sẽ hướng về sách trẻ.

“Bài thuốc” tinh thần của nhà thơ tật nguyền

Anh Cường bên mẹ
(PLO) -Bị dị tật nên suốt cuộc đời, anh Cường phải nằm ngửa cổ như một đứa trẻ. Điều đặc biệt là dù chưa bao giờ được đến trường nhưng người đàn ông tật nguyền ấy lại có biệt tài làm thơ. Tay co quắp, không thể viết được nên những bài thơ của anh được “ra đời” theo hình thức “con đọc, mẹ chép lại”. Cứ thế, mấy chục năm nay, hai mẹ con luôn đồng hành cùng nhau, vượt qua mọi gian nan, bất hạnh.

Vị quan giỏi cả đời vì dân giữ lòng trinh bạch

Nhà thờ họ Lương làng Hội Triều
(PLO) -Dòng họ Lương của Lương Đắc Bằng (1472-1522), theo sách “Nam Hải dị nhân liệt truyện” còn ghi lại, là ở đất Thanh Hóa, và có tiếng nhất vùng. Tổ họ sinh được ba người con trai, phân thành ba chi. Trong đó, một chi bởi loạn cuối thời Trần mà lưu lạc sang Tàu, một chi ngụ huyện Ngọc Sơn (nay là huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), và một chi ở đất Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Ly kỳ vụ kiện một chữ “gàn”

Vũ Ngọc Phan và vợ, nhà thơ Hằng Phương
(PLO) - Cái án kiện mà chúng tôi muốn đề cập tới ở đây, nó liên quan tới một nhà phê bình văn học có tiếng của nước Việt ta, nổi danh với bộ Nhà văn hiện đại. Hẳn bạn đọc đã đoán ra, ấy là ông Vũ Ngọc Phan (1902-1987) đấy.

Gương sáng làng báo Đào Trinh Nhất

Báo Cải tạo số kỷ niệm Đào Trinh Nhất và  Phụ nữ tân văn do Đào Trinh Nhất làm chủ bút
(PLO) -Cha từng đỗ Đình nguyên, cũng có tiếng tăm trong triều Nguyễn buổi cuối thế kỷ XIX, lại cũng là nhà báo một thời, thế nên, Đào Trinh Nhất nối nghiệp viết lách của thân sinh, mà làm nên tên tuổi trong làng báo Việt nửa đầu thế kỷ XX.