Ta sẽ sống ra sao khi thiếu nước?

(PLVN) - Xin lấy tứ từ câu viết của nhà thơ người Anh W.H. Auden để đặt tiêu đề cho bài này. W.H. Auden đã từng viết: “Hàng ngàn người sống được mà không yêu/ Nhưng chẳng ai sống được mà thiếu nước”. 

Hàng ngày những câu nói kiểu như: “Tiền vào như nước; Nước chảy đá mòn”… cứ rót vào tai khiến ta nghĩ rằng nước là thứ vô tận, không bao giờ có thể mất đi hoặc cạn kiện. Thế nhưng, chỉ cần một lần ở vào tình cảnh phải tiết kiệm từng ly nước, mong chờ dài cổ dòng nước sạch để ăn uống, tắm giặt…, thì khi đó sẽ hiểu nếu dùng phung phí nguồn nước sạch đang cạn dần, đó là một tội ác.

Đối mặt với cơn khát trên “hành tinh nước”

Thuở thiếu thời mộng mơ, tôi không nhớ ai đã chép cho mình mấy câu thơ tình thật lãng mạn: “Trái đất này ba phần tư là nước/Chỉ một phần là đất của đời tôi/Em mà khóc trong giờ phút chia tay/Thì có lẽ hoàn cầu ngập nước”. Giờ đây đọc lại, không chỉ thấy đó là thơ tình, mà ít nhiều trong đó chứa đựng sự thật về tự nhiên, về nước. 

Theo các nhà khoa học, trái đất còn có tên gọi là “hành tinh của nước” bởi 71% diện tích bề mặt trái đất là đại dương. Trên trái đất ước tính có 1.400 triệu tỉ m3 nước, trong đó khoảng 94% phân bố ở đại dương.

Chính vì có khoảng 94% phân bố ở đại dương nên đó là thứ nước không dùng được – nước mặn. Hiện nay nước mặn rất ít được dùng vào sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, tài nguyên nước ngọt trên toàn thế giới ước tính vào khoảng 35% triệu tỉ m3.

Trong số tài nguyên nước ngọt này, lại có một phần rất lớn chúng ta không thể sử dụng như băng hà phân bố ở Bắc Cực, Nam Cực và trên các đỉnh núi cao, băng tuyết vĩnh cửu trên các vùng cao lạnh giá, nước ngầm dưới mặt đất và các mạch nước nằm ở tầng đất sâu dưới lòng đất... Mà đáng buồn thay lượng nước ngọt không thể dùng này lại chiếm tới khoảng 99,7% lượng nước ngọt. 

Loanh quanh các con số như vậy để thấy, nguồn tài nguyên nước ngọt mà hiện nay con người sử dụng chỉ gồm nước trong các ao hồ, trong các dòng sông và nước ở tầng nông ngay sát mặt đất. Lượng nước ngọt này chỉ chiếm có 0,3% tổng lượng nước ngọt, chiếm 0,007% tổng trữ lượng nước toàn cầu. Điều này nói lên rằng tài nguyên nước ngọt mà con người có thể sử dụng là có hạn, không phải là vô hạn. Không những thế nó còn phân bố không đồng đều trên trái đất. 

Ví dụ như vùng phụ cận xích đạo và Nam Cực là khu vực có tài nguyên nước tương đối phong phú trên trái đất, trong khi đó phần giữa châu Á, Bắc châu Phi là những khu vực có tài nguyên nước tương đối nghèo nàn.

Những nước Ethiopia, Kenia ở châu Phi là những quốc gia thiếu nước tương đối trầm trọng. Những khu vực ở Tây Bắc Trung Quốc như khu tự trị Nội Mông, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương, Hoàng Hoài Hải đều là những khu vực có tài nguyên nước nghèo nàn, lượng nước bình quân đầu người ở khu vực này chỉ là 250m3/năm; không bằng 1/4 lượng nước bình quân đầu người của Trung Quốc... 

Thêm vào đó những nguyên nhân như sự phát triển của sản xuất công - nông nghiệp, sự gia tăng dân số... đều làm giảm lượng nước bình quân đầu người. Khi con người sử dụng tài nguyên nước cũng còn tồn tại những vấn đề như lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước làm cho nguồn tài nguyên nước vốn đã thiếu hụt càng trở nên kiệt quệ.

Điều ấy là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng trên 60% khu vực trên trái đất bị thiếu nước. Ở một số quốc gia thậm chí còn xuất hiện tình trạng không có nước sinh hoạt. Theo Liên Hợp quốc, hiện nay đang có khoảng 1,9 tỷ người trên hành tinh chúng ta đang phải sinh sống ở những vùng thiếu nước trầm trọng. Con số này có thể sẽ tăng lên khoảng 3 tỷ vào năm 2050. Trong khi, khoảng 1,8 tỷ người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Lãng phí nước là thói quen của nhiều người Việt

Ở Việt Nam, không phải vô căn cứ mà cứ vào lễ kỷ niệm Ngày Nước thế giới, lãnh đạo Bộ TN-MT lại nhắc đi nhắc lại thông điệp: “Nước là khởi nguồn của sự sống; là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận”. Bởi vì nước không phải là tài nguyên vô tận, nên nếu chúng ta không biết sử dụng và bảo vệ nguồn nước một cách bền vững chính sinh kế của con người sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mở nước cứu hỏa để rửa xe, một hành động lãng phí nước đáng lên án
 Mở nước cứu hỏa để rửa xe, một hành động lãng phí nước đáng lên án

Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, lâu nay, nhiều người vẫn lầm tưởng nước là nguồn tài nguyên vô tận nên thường sử dụng một cách tràn lan, lãng phí. Đơn cử, trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng để nước rò rỉ, thất thoát nước, nhất là mỗi lần xả nước từ các hồ chứa thủy điện vẫn còn xảy ra ở không ít địa phương.

Bên cạnh đó, việc tích trữ và quản lý nguồn nước trong hệ thống các hồ chứa thủy lợi ở nhiều nơi cũng chưa được coi trọng dẫn tới thiếu hụt nước tưới khi điều kiện thời tiết bất thuận. 

Đánh giá của Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập - Tổng Cục Thủy lợi cho thấy, nhiều hồ chứa thuộc khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đang có dung tích trữ thấp như: Đá Bàn đạt 16%, Lanh Ra 14%, Sông Sắt 19%, Sông Trâu 16%, Sông Biêu 9%...

Điều này càng khiến cho việc chống hạn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi mà nhiều địa phương thuộc Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long đang phải gồng mình chống chịu với đợt hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục gần 100 năm qua…

Không chỉ trong sản xuất, ngay trong đời sống thường ngày, việc sử dụng nước sinh hoạt một cách bừa bãi, lãng phí cũng đang trở thành thói quen xấu của nhiều người dân, từ nông thôn tới thành thị, nhất là những nơi có điều kiện về nguồn nước.

Chẳng nói ở đâu xa, ngay tại Thủ đô Hà Nội, trong khi nhiều vùng ngoại thành còn khan hiếm nước sinh hoạt, phải chở thùng đi mua nước từng ngày, thì ở trung tâm thành phố vẫn có hộ gia đình rửa xe bằng nước sạch hay xả nước ào ào mỗi khi tắm rửa, giặt giũ… Thói quen ấy bắt nguồn từ nhận thức hết sức sai lầm về nguồn nước…

Tiết kiệm nước không phải chỉ cho mình

Nói đến vấn đề tiết kiệm nước, nhiều người cho rằng họ có dùng nước miễn phí đâu mà có trả tiền. Đã trả tiền thì muốn dùng thế nào chẳng được. Thế nhưng, họ không hiểu rằng, việc họ lãng phí nước ngày hôm nay đâu phải chỉ liên quan đến túi tiền của họ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống đời sau của con cháu. Có bao giờ những người đang lãng phí nước ngày hôm nay tự chất vấn bản thân rằng: Con cháu mình sau này có nước sạch để dùng không, cuộc sống của chúng sẽ ra sao nếu không có nước?

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa để lại câu đúc kết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước là điều cần thiết yếu đầu tiên đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam. Và những thế hệ cha ông ngày xưa, ý thức tiết kiệm nước đã ăn sâu vào máu thịt mỗi người. Còn nhớ tôi đã từng được đọc một bài viết của tác giả Nguyên Hải.

Tác giả kể: “Gia đình tôi từ ngày còn dùng nước giếng đào, mẹ tôi luôn giữ lại nước rửa rau, rửa chén (không có dầu mỡ, xà phòng) để tưới cây trong vườn. Nước sau khi rửa chén có thể cọ sàn, làm mát sân nhà... Với nước giặt quần áo lần cuối, mẹ tôi tận dụng cho nhà vệ sinh. Nhiều người thân quen của tôi sống ở đô thị chuyển sang dùng các loại tẩy rửa 100% thiên nhiên, thảo mộc để gội đầu, rửa bát, giặt quần áo, lau nhà.

Nhờ đó lượng nước được dùng để làm sạch giảm đi đáng kể, nước thải không có hóa chất được tận dụng tối đa vào việc khác…Những điều nhỏ nhặt hơn nhưng thường bị lãng quên như đánh răng, rửa mặt, cạo râu, không mở vòi nước bỏ đó khi làm việc khác... cũng cần được lưu tâm. Nhiều người tận dụng nguồn nước thải ra của máy điều hòa nhiệt độ để tưới cây, lau sàn.

Tuy là hành tinh nước, nhưng trái đất vẫn thiếu nước sạch trầm trọng
Tuy là hành tinh nước, nhưng trái đất vẫn thiếu nước sạch trầm trọng

Chỉ bằng một hành động đơn giản: đặt một cái chậu hoặc xô ở nơi có đường ống xả nước từ máy lạnh là họ đã có thể thu được lượng nước kha khá. Và đây là nguồn nước an toàn để tưới cho rau chứ không chỉ cây cảnh, điều này đã được công nhận. Thay đổi từ những việc nhỏ, ai cũng có thể làm. Tại sao không?”.

Một thông tin để kết lại bài viết này, có thể nói không vui nhưng rất cần lưu tâm. Đó là Việt Nam tuy nằm trong tốp 15 quốc gia có trữ lượng nước tự nhiên nhiều nhất thế giới, song theo thống kê của Hội Tài nguyên nước quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia thiếu nước sạch. Lượng nước sạch bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của thế giới, đến 2025 sẽ tiếp tục giảm đi một nửa. 

Trên thế giới hiện nay 2,1 tỉ người đang không có nước sạch để dùng. Dự báo đến năm 2050, con số này sẽ đạt tới 3,9 tỉ người - nghĩa là cứ 5 người trên thế giới sẽ có hơn 2 người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch. Và 1 trong 2 con người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch đó, lấy gì đảm bảo rằng đấy không phải là người Việt Nam? 

Không chỉ thiếu nước mà nước ô nhiễm cũng khiến con người bị ốm đau, bệnh tật. Mỗi năm, nước không đảm bảo chất lượng khiến khoảng 1 tỷ người bị ốm. Có 4 loại ô nhiễm nước phổ biến nhất là: nước thải; nước nhiễm dầu mỡ; nước nhiễm bẩn từ hoạt động nông nghiệp; nước nhiễm phóng xạ.

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.