Hiện tượng cho vay nặng lãi trong giới học sinh (HS) từ tiểu học tới THPT đang có dấu hiệu trở thành chuyện... bình thường. Cần mua một bức tranh siêu nhân cỏn con, hay cá cược, mua trang phục, vũ khí chơi game, tất tật đều được đáp ứng với lãi suất "siêu cao".
“Đã là con nợ thì mãi là con nợ”
Trong cuộc họp phụ huynh khối lớp 6 cuối học kỳ I tại một trường ở Hà Nội, các bậc cha mẹ tá hỏa khi hay tin trong lớp có hiện tượng “cho vay nặng lãi”.
Có nữ sinh được gia đình cho tiền ăn sáng nhưng chỉ ăn một nửa, phần còn lại cho các bạn trai vay. Trong khi nam sinh đang "cay cú" với trò chơi mà thắng thua phải trả bằng tranh siêu nhân (tương tự như nửa tấm các-vi-sit, mua ở cổng trường) thì lại có bạn sẵn lòng cho vay tiền để mua tranh thì còn gì bằng. "Nắm thóp" điểm yếu" này, nữ sinh kia cho các bạn vay 1.000 đồng đầu tuần, cuối tuần đòi cả vốn lẫn lãi... 8.000 đồng.
Hiện tượng “cho vay nặng lãi” trong học sinh lan rộng. Nhiều nam sinh trở thành con nợ bởi không đủ khả năng trả. Chính vì có chuyện “nợ xấu khó đòi” như thế nên chuyện vỡ lở. Cả cô giáo và phụ huynh đều giật mình.
Gần đây, tại Cà Mau rộ lên phong trào các em HS có thể vay tiền theo kiểu “tín dụng đen” từ tay bạn học của mình với lãi suất “cắt cổ”. Nhiều em vướng nợ, gom hết các khoản của gia đình chu cấp cũng không đủ trả lãi hàng ngày.
Tại THPT Cà Mau, khoảng vài trăm HS vướng nợ, trong đó có khoảng vài chục em nợ trầm trọng. Đa số các em vướng nợ học hành giảm sút, nhiều em bỏ học hoặc chuyển trường vì sợ bị chủ nợ gây khó dễ, hoặc đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”.
Nhắc lại chuyện “tín dụng đen” trong học sinh, người dân Cà Mau vẫn chưa thể quên câu chuyện cũ, khi nhiều vị phụ huynh đang có con em theo học tại bốn trường THPT đóng tại địa bàn TP.Cà Mau (trường Cà Mau, Nguyễn Việt Khái, Chu Văn An, Hồ Thị Kỷ) phản ánh, có nhiều đường dây chuyên cho học sinh vay nặng lãi tại những ngôi trường này.
Đối tượng cho vay nặng lãi hoạt động rất ráo riết, khống chế cả những học sinh đang là con nợ của mình về lớp lôi kéo bạn bè đến... mượn nợ. Để phát huy tối đa lãi suất, bọn chúng tự đề ra những mức giá và các quy định trả nợ khác nhau theo kiểu: “Đã là con nợ thì mãi mãi là con nợ”. Mượn 500.000 đồng, mỗi ngày trả 20.000 đồng trong vòng 30 ngày. Nếu chậm góp bất cứ ngày nào, thì những ngày góp trước đó bị xóa hết, học sinh phải góp lại tính từ ngày đầu tiên.
Nghìn lẻ một kiểu... "kinh doanh"
Chị Thu Vân, phụ huynh có con học cấp 2 tại quận Đống Đa, Hà Nội, phân tích: “Hiện nay, học sinh cấp 2 đã có rất nhiều kiểu kiếm tiền trong trường. Vừa rồi, ở lớp con tôi, có phụ huynh mới phát hiện ra con lấy mấy triệu của mẹ để mang đi thuê máy điện tử của một bạn trong lớp để chơi nhiều ngày liên tục. Hóa ra có một bạn trong lớp ngày nào cũng mang máy đến cho các bạn thuê lấy tiền. Ở lứa tuổi cấp 2, trẻ rất dễ bị tiêm nhiễm bởi thói hư tật xấu từ môi trường xung quanh”.
Chị Thanh Tú, phụ huynh có con học lớp 3 tại quận Long Biên, Hà Nội cũng chia sẻ: Thực tế là ở quanh trường có quá nhiều thứ hấp dẫn trẻ, có những em đã về nhà lấy trộm tiền của bố mẹ để mang đến trường tiêu, mua đồ chơi hoặc chơi game...
Thậm chí, có những trường vẫn mở cửa hàng bán đồ vặt ngay trong trường, bước chân ra khỏi cổng trường là đã có đầy hàng rong chầu chực, mời chào lôi kéo trẻ. Rồi nữa, có những học sinh tiểu học nhận làm bài thuê cho các bạn, hoặc kinh doanh một vài dụng cụ học tập ngay trong lớp. Phải chăng trẻ ngày một trở nên thực dụng do được tiếp xúc với đồng tiền quá sớm, trong khi chúng ta lại không định hướng, không quản lý để trẻ có cách tiêu tiền đúng.
“Nếu xảy ra những trường hợp trẻ dùng tiền tiêu cực như cho các bạn vay lãi, hay cá cược, chơi game... thì chúng ta cần khuyên răn con thật nghiêm khắc, giúp trẻ hiểu được những điều sai trái”, chị Thanh Tú lo lắng.
Chiếc áo đã quá chật?
Tỉnh Cà Mau mới có công văn chỉ đạo Sở GD&ĐT rà soát việc cho vay nặng lãi trong các trường THPT.
Ông Nguyễn Hải Khoát - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, hiện tượng trẻ cho vay lãi bắt nguồn từ việc trẻ bị ảnh hưởng từ các trò chơi trên mạng ăn tiền, và từ chính người lớn.
Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Phương, giáo viên tiểu học nhìn nhận, hiện tượng này của các em cũng xuất phát từ thực tế xã hội đang diễn ra hàng ngày. Học sinh cũng chỉ là bắt chước, làm theo kiểu tự phát mà không hiểu hết được hành vi cho vay nặng lãi là hành động sai trái, vi phạm pháp luật.
“Vì vậy, giáo viên cũng như phụ huynh cần có sự giáo dục, phân tích để trẻ hiểu rõ hành động sai trái đó và nếu bị phát hiện sẽ xử lý theo pháp luật. Phụ huynh cũng không nên chiều chuộng trẻ bằng cách cho trẻ nhiều tiền mà phải quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của trẻ và thường xuyên kiểm tra xem trẻ có tiêu đúng với mục đích đã nói với bố mẹ không? Theo tôi để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa phụ huynh và giáo viên trong việc giáo dục trẻ”, bà Phương nhấn mạnh.
Và phần đa các quan điểm đều cho rằng, về lâu dài, giáo viên khi dạy môn giáo dục công dân cũng cần có đổi mới về nội dung, phải có những liên hệ từ thực tiễn sinh động của cuộc sống để giúp trẻ có những hành động và suy nghĩ đúng đắn. Ví dụ như, giúp HS hiểu việc cho vay nặng lãi là việc làm sai pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không tạo điều kiện cho trẻ mua bán hàng quán ngay trong trường, ngoài trường cũng không được có hàng rong, hàng điện tử... để tạo môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh cho trẻ.
Ở một góc độ khác, câu chuyện của một phụ huynh khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đó là vào ngày sinh nhật con gái, cháu mời các bạn gần nhà tới dự. Hầu hết các bạn đến dự đều không có quà tặng. Cháu và gia đình đều coi chuyện này là bình thường và thực sự mong như thế. Vì coi nặng quà tặng sẽ khiến cho các cháu mất tự nhiên. Ấy vậy nhưng trong đám trẻ lại có một cháu đưa phong bì, trong có 20.000 đồng.
Có thể nói, đời sống xã hội đã và đang ùa vào trường học. Điều này đặt ra vấn đề cần xem lại những bài giảng về đạo đức khô khan, những môn học cứng nhắc, ít có liên hệ tới đời sống sinh động và phong phú đang diễn ra. Và bên cạnh sự thờ ơ hay giật mình của người lớn, thì dường như chiếc áo “chương trình” đã quá đỗi chật chội và lạc mốt.
“Đã là con nợ thì mãi là con nợ”
Trong cuộc họp phụ huynh khối lớp 6 cuối học kỳ I tại một trường ở Hà Nội, các bậc cha mẹ tá hỏa khi hay tin trong lớp có hiện tượng “cho vay nặng lãi”.
Có nữ sinh được gia đình cho tiền ăn sáng nhưng chỉ ăn một nửa, phần còn lại cho các bạn trai vay. Trong khi nam sinh đang "cay cú" với trò chơi mà thắng thua phải trả bằng tranh siêu nhân (tương tự như nửa tấm các-vi-sit, mua ở cổng trường) thì lại có bạn sẵn lòng cho vay tiền để mua tranh thì còn gì bằng. "Nắm thóp" điểm yếu" này, nữ sinh kia cho các bạn vay 1.000 đồng đầu tuần, cuối tuần đòi cả vốn lẫn lãi... 8.000 đồng.
Hiện tượng “cho vay nặng lãi” trong học sinh lan rộng. Nhiều nam sinh trở thành con nợ bởi không đủ khả năng trả. Chính vì có chuyện “nợ xấu khó đòi” như thế nên chuyện vỡ lở. Cả cô giáo và phụ huynh đều giật mình.
Gần đây, tại Cà Mau rộ lên phong trào các em HS có thể vay tiền theo kiểu “tín dụng đen” từ tay bạn học của mình với lãi suất “cắt cổ”. Nhiều em vướng nợ, gom hết các khoản của gia đình chu cấp cũng không đủ trả lãi hàng ngày.
Tại THPT Cà Mau, khoảng vài trăm HS vướng nợ, trong đó có khoảng vài chục em nợ trầm trọng. Đa số các em vướng nợ học hành giảm sút, nhiều em bỏ học hoặc chuyển trường vì sợ bị chủ nợ gây khó dễ, hoặc đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”.
Cần tạo môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh cho trẻ |
Nhắc lại chuyện “tín dụng đen” trong học sinh, người dân Cà Mau vẫn chưa thể quên câu chuyện cũ, khi nhiều vị phụ huynh đang có con em theo học tại bốn trường THPT đóng tại địa bàn TP.Cà Mau (trường Cà Mau, Nguyễn Việt Khái, Chu Văn An, Hồ Thị Kỷ) phản ánh, có nhiều đường dây chuyên cho học sinh vay nặng lãi tại những ngôi trường này.
Đối tượng cho vay nặng lãi hoạt động rất ráo riết, khống chế cả những học sinh đang là con nợ của mình về lớp lôi kéo bạn bè đến... mượn nợ. Để phát huy tối đa lãi suất, bọn chúng tự đề ra những mức giá và các quy định trả nợ khác nhau theo kiểu: “Đã là con nợ thì mãi mãi là con nợ”. Mượn 500.000 đồng, mỗi ngày trả 20.000 đồng trong vòng 30 ngày. Nếu chậm góp bất cứ ngày nào, thì những ngày góp trước đó bị xóa hết, học sinh phải góp lại tính từ ngày đầu tiên.
Nghìn lẻ một kiểu... "kinh doanh"
Chị Thu Vân, phụ huynh có con học cấp 2 tại quận Đống Đa, Hà Nội, phân tích: “Hiện nay, học sinh cấp 2 đã có rất nhiều kiểu kiếm tiền trong trường. Vừa rồi, ở lớp con tôi, có phụ huynh mới phát hiện ra con lấy mấy triệu của mẹ để mang đi thuê máy điện tử của một bạn trong lớp để chơi nhiều ngày liên tục. Hóa ra có một bạn trong lớp ngày nào cũng mang máy đến cho các bạn thuê lấy tiền. Ở lứa tuổi cấp 2, trẻ rất dễ bị tiêm nhiễm bởi thói hư tật xấu từ môi trường xung quanh”.
Chị Thanh Tú, phụ huynh có con học lớp 3 tại quận Long Biên, Hà Nội cũng chia sẻ: Thực tế là ở quanh trường có quá nhiều thứ hấp dẫn trẻ, có những em đã về nhà lấy trộm tiền của bố mẹ để mang đến trường tiêu, mua đồ chơi hoặc chơi game...
Thậm chí, có những trường vẫn mở cửa hàng bán đồ vặt ngay trong trường, bước chân ra khỏi cổng trường là đã có đầy hàng rong chầu chực, mời chào lôi kéo trẻ. Rồi nữa, có những học sinh tiểu học nhận làm bài thuê cho các bạn, hoặc kinh doanh một vài dụng cụ học tập ngay trong lớp. Phải chăng trẻ ngày một trở nên thực dụng do được tiếp xúc với đồng tiền quá sớm, trong khi chúng ta lại không định hướng, không quản lý để trẻ có cách tiêu tiền đúng.
“Nếu xảy ra những trường hợp trẻ dùng tiền tiêu cực như cho các bạn vay lãi, hay cá cược, chơi game... thì chúng ta cần khuyên răn con thật nghiêm khắc, giúp trẻ hiểu được những điều sai trái”, chị Thanh Tú lo lắng.
Chiếc áo đã quá chật?
Tỉnh Cà Mau mới có công văn chỉ đạo Sở GD&ĐT rà soát việc cho vay nặng lãi trong các trường THPT.
Ông Nguyễn Hải Khoát - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, hiện tượng trẻ cho vay lãi bắt nguồn từ việc trẻ bị ảnh hưởng từ các trò chơi trên mạng ăn tiền, và từ chính người lớn.
Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Phương, giáo viên tiểu học nhìn nhận, hiện tượng này của các em cũng xuất phát từ thực tế xã hội đang diễn ra hàng ngày. Học sinh cũng chỉ là bắt chước, làm theo kiểu tự phát mà không hiểu hết được hành vi cho vay nặng lãi là hành động sai trái, vi phạm pháp luật.
“Vì vậy, giáo viên cũng như phụ huynh cần có sự giáo dục, phân tích để trẻ hiểu rõ hành động sai trái đó và nếu bị phát hiện sẽ xử lý theo pháp luật. Phụ huynh cũng không nên chiều chuộng trẻ bằng cách cho trẻ nhiều tiền mà phải quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của trẻ và thường xuyên kiểm tra xem trẻ có tiêu đúng với mục đích đã nói với bố mẹ không? Theo tôi để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa phụ huynh và giáo viên trong việc giáo dục trẻ”, bà Phương nhấn mạnh.
Và phần đa các quan điểm đều cho rằng, về lâu dài, giáo viên khi dạy môn giáo dục công dân cũng cần có đổi mới về nội dung, phải có những liên hệ từ thực tiễn sinh động của cuộc sống để giúp trẻ có những hành động và suy nghĩ đúng đắn. Ví dụ như, giúp HS hiểu việc cho vay nặng lãi là việc làm sai pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không tạo điều kiện cho trẻ mua bán hàng quán ngay trong trường, ngoài trường cũng không được có hàng rong, hàng điện tử... để tạo môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh cho trẻ.
Ở một góc độ khác, câu chuyện của một phụ huynh khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đó là vào ngày sinh nhật con gái, cháu mời các bạn gần nhà tới dự. Hầu hết các bạn đến dự đều không có quà tặng. Cháu và gia đình đều coi chuyện này là bình thường và thực sự mong như thế. Vì coi nặng quà tặng sẽ khiến cho các cháu mất tự nhiên. Ấy vậy nhưng trong đám trẻ lại có một cháu đưa phong bì, trong có 20.000 đồng.
Có thể nói, đời sống xã hội đã và đang ùa vào trường học. Điều này đặt ra vấn đề cần xem lại những bài giảng về đạo đức khô khan, những môn học cứng nhắc, ít có liên hệ tới đời sống sinh động và phong phú đang diễn ra. Và bên cạnh sự thờ ơ hay giật mình của người lớn, thì dường như chiếc áo “chương trình” đã quá đỗi chật chội và lạc mốt.
Theo Pháp Luật Việt Nam