“Suy đoán vô tội” để có lợi cho người dân

Ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê Xin Chào - chính thức được minh oan
Ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê Xin Chào - chính thức được minh oan
(PLO) - Đó là khẳng định của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình khi còn là Viện trưởng VKSNDTC, Trưởng ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015 về ý nghĩa của nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong Bộ luật này. 

Theo ông, nguyên tắc "suy đoán vô tội” nghĩa là “Mọi hoài nghi về tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thể làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ”.

Lãng quên “suy đoán có tội” = oan, sai

Đây là nguyên tắc tiến bộ, là yếu tố căn bản trong việc bảo vệ quyền con người và là điều kiện tiên quyết để có được quy trình TTHS khách quan, công bằng. Thực tế, những vụ án oan, sai đều xuất phát từ việc những người tiến hành tố tụng (THTT) đã lãng quên nguyên tắc này và giải quyết vụ việc theo hướng “suy đoán có tội” đối với bị can, bị cáo.

Theo các chuyên gia pháp lý và luật sư, nguyên tắc “suy  đoán vô tội” xuất phát từ cái gốc là nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng, đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Do đó, nếu không có đầy đủ chứng cứ chứng minh một người phạm tội một cách vững chắc thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ.

Nguyên tắc “suy đoán vô tội” được áp dụng cho cả quá trình tố tụng và cho tất cả các cơ quan THTT bởi quá trình tố tụng là sự  tham gia của các cơ quan THTT theo từng giai đoạn do BLTTHS quy định. 

Thời gian qua có không ít vụ án hình sự “đựơc” kéo dài thời hạn tố tụng để “chứng minh được tội phạm”, một trong những nguyên nhân khiến thời hạn tạm giữ, tạm giam thường bị vi phạm trong thực tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do của công dân và gây nên những bức xúc cho quá trình tố tụng từ phía bị can, bị cáo, thân nhân của họ và cả xã hội. Sâu xa hơn, còn khiến dư luận nghi ngờ khả năng cũng như sự công tâm, minh bạch của các cơ quan THTT trong việc xử lý vụ việc. 

Chính vì vậy, nhiều thẩm phán nhận định, nguyên tắc “suy đoán vô tội” sẽ làm cho quá trình tố tụng được thực hiện đúng với thời gian luật định, giảm bớt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án do phải điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án, nên hồ sơ vụ án phải trả đi trả lại nhiều lần, theo quy định tại khoản 2 Điều 174; điểm b khoản 1 Điều 240 và Điều 280 BLTTHS năm 2015.

Không để “cố buộc tội” bằng mọi giá

Nguyên tắc suy đoán vô tội có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc đảm bảo quyền được bào chữa. Do vậy, việc BLTTHS 2015 ghi nhận nguyên tắc “suy đoán vô tội” tạo niềm tin mạnh mẽ cho các luật sư nói riêng và dư luận xã hội nói chung về nền tảng vững chắc để bảo vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo và giúp cho hoạt động bào chữa có nhiều cơ sở tiến hành thuận lợi.

Hàng chục nghìn tỷ đồng đã được quyết định chi trả để bồi thường cho những công dân bị hệ thống tư làm oan như “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén, ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình), ông Đinh Quang Điền (Đắk Lắk)…

Theo báo cáo đánh giá tác động được công bố tại Hội nghị dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước sửa đổi do Bộ Tư pháp tổ chức tại TP HCM vào tháng 6/2016, chỉ riêng chi phí phát sinh cho ngân sách nhà nước do thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (năm 2010) trong 6 năm qua là 111 tỷ đồng, trung bình mỗi năm là 18,5 tỷ đồng.

Bởi trước nay vẫn có sự “ác cảm” của các cơ quan THTT đối với các chứng cứ gỡ tội của luật sư/người bào chữa cung cấp do “đi ngược” với mục tiêu “suy đoán có tội” mà một số người THTT áp dụng trong giải quyết vụ án. 

Với nguyên tắc “suy đoán vô tội”, các cơ quan THTT sẽ phải chú trọng hơn đến các chứng cứ này để không làm oan người vô tội và giải quyết vụ việc khách quan, thực hiện được song song hai nhiệm vụ của cơ quan THTT là “Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền”.

Cũng nhờ có nguyên tắc “suy đoán vô tội”, các cơ quan/người THTT cũng sẽ phải cẩn trọng hơn trong việc chứng minh tội phạm, không thể “cố buộc tội” bằng mọi giá, thậm chí bằng mọi thủ đoạn, kể cả những hành vi trái luật như bức cung, dụ cung, dùng nhục hình...

Để thực hiện nguyên tắc “suy đoán vô tội”, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, các cơ quan THTT phải thực hiện có trách nhiệm, nhất là cơ quan điều tra phải tìm được bằng chứng chứng minh vô tội song song với việc tìm bằng chứng chứng minh có tội mới có thể không để lặp lại lỗi mà các cơ quan điều tra thường mắc phải là không chú ý đến các tình tiết gỡ tội, chỉ tập trung chứng minh tội phạm, buộc bị can phải chịu tội, chịu trách nhiệm cho một vụ việc, nên có thể dẫn đến oan sai được công bố vừa qua.

Khi còn làm Chánh án TANDTC, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã cam kết trước Quốc hội “Tòa án sẽ áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng là suy đoán vô tội và quyền tư pháp của Tòa án. Nếu thấy tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ mà Viện kiểm sát vẫn truy tố, Tòa án sẽ trả lại hoặc đề nghị điều tra bổ sung, để đảm bảo việc truy tố đủ căn cứ. Đồng thời, Tòa án cũng căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa để làm rõ bản chất của vụ việc, nếu như có tội thì sẽ kết tội theo quy định của pháp luật, còn không đủ căn cứ kết tội buộc phải tuyên không phạm tội”.

Với phương châm áp dụng triệt để và đầy đủ nguyên tắc “suy đoán vô tội”, không vì thành tích hay ý chí chủ quan trong quá trình giải quyết vụ án hình sự như vậy thì chắn cán cân công lý ngày càng nghiêm minh.

Các nội dung của nguyên tắc “suy đoán vô tội”

- Không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa án.

- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, VKS. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

- Buộc tội phải dựa trên chứng cứ. Bản cáo trạng của VKS và bản án kết tội của tòa phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm. Mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu không thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục luật định và khi chưa có sự thống nhất trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).