“Đẩy mạnh cải cách tư pháp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền”

“Đẩy mạnh cải cách tư pháp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền”
(PLO) -Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng khẳng định trong phần tham luận trình bày tại Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với tiêu đề “Tòa án nhân dân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân”, Chánh án Trương Hoà Bình khẳng định:

Cùng với những thành tựu của đất nước đã đạt được qua 30 năm đổi mới, trong những năm qua, kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW đã đạt được những thành tựu to lớn; nhận thức của các cấp ủy Đảng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa, vai trò của hoạt động tư pháp ngày càng được nâng lên, từ đó khẳng định vị thế của các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước. 

Công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày càng đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch. Cải cách hành chính tư pháp đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận công lý, từ đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. Chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp được nâng cao; điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp từng bước được tăng cường, giúp cho các cơ quan này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp cũng không ngừng được tăng cường và mở rộng, đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước. 

Các cơ quan tư pháp nói chung và các Tòa án nhân dân nói riêng, đã tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện thể chế, đặc biệt là quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và xây dựng pháp luật. Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong những năm qua, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai xây dựng nhiều Đề án về cải cách tư pháp, làm cơ sở đề xuất hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.

Với tinh thần chủ động, tích cực và quyết tâm chính trị cao, đồng thời với việc xây dựng chu đáo có chất lượng các đề án nêu trên, nên nhiều chủ trương cải cách tư pháp mà Tòa án đề xuất đã được thể chế hóa trong Hiến pháp và các văn bản luật, nổi bật là: Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; bổ sung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”, đồng thời cụ thể hóa rõ hơn nguyên tắc “độc lập xét xử” và “suy đoán vô tội”.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng đã thể chế hóa nhiều quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, như: Hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, gồm 4 cấp; trong cơ cấu tổ chức của các Tòa án nhân dân có Tòa Gia đình và người chưa thành niên, có chức năng giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên và hôn nhân gia đình, áp dụng các biện pháp thay thế đối với người chưa thành niên phạm tội; số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ 13-17 người, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được Quốc hội phê chuẩn trước khi trình Chú tịch nước bổ nhiệm; chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, chế độ bổ nhiệm và thi tuyển Thẩm phán có nhiều đổi mới; quy định Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền lựa chọn và phát triển án lệ và có chức năng đào tạo đối với cán bộ, công chức Tòa án... Hiến pháp cũng quy định nhiều nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án.  

Ngoài ra, trong xây dựng dự thảo các Luật tố tụng tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao đã đề xuất nhiều quy định nhằm cụ thể hóa tinh thần cải cách tư pháp và quy định của Hiến pháp năm 2013, như quy định việc chuyển hướng không xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (Bộ luật Hình sự) hay là Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có quy định của pháp luật (Bộ luật Tố tụng dân sự)...

Để tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp và các quy định của Hiến pháp, nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, tham luận cũng đề nghị cần làm rõ thêm các nội hàm và cơ chế thực hiện các quy định của Hiến pháp về “quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” và “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, cũng như quy định trong Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về “xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các hoạt động tư pháp”. 

Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực, đã là thành viên của nhiều hiệp ước quốc tế song phương và đa phương, là thành viên của “Cộng đồng kinh tế ASEAN” và sắp tới đây sẽ là thành viên chính thức của Hiệp định Thương mại Châu Á - Thái Bình Dương (TPP), thực tế đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, các Tòa án nhân dân nói riêng.

Trong tham luận của Ban Cán sự Đảng TANDTC đã nêu chủ trương đối với các Tòa án trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt 05 giải pháp đột phá, cụ thể là: (1) thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; (2) đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; (3) làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật và phát triển án lệ; (4) đẩy mạnh việc đổi mới thủ tục hành chính tư pháp trong hoạt động của Tòa án các cấp; (5) chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ cho cán bộ, công chức; vinh danh và khen thưởng kịp thời các Thẩm phán, cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác.

Tuy nhiên, để giúp cho các Tòa án thực hiện có hiệu quả quyền tư pháp, nhằm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói trên, thì đề nghị Đảng và Nhà nước cần có các cơ chế để đảm bảo cho các Tòa án có đủ nguồn lực về con người và điều kiện cơ sở vật chất, để giải quyết tốt các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, cũng như đủ trình độ, năng lực để tham gia các định chế tư pháp quốc tế và tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào công tác giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, tiến tới xây dựng Tòa án điện tử.

Đọc thêm

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.