Sửa quy định để gỡ khó cho đóng tàu theo Nghị định 67

Hạ thủy tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ở Bình Thuận
Hạ thủy tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ở Bình Thuận
(PLO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ (về một số chính sách phát triển thủy sản) với mong muốn giải quyết những bất cập của chính sách này trong gần 3 năm qua.

Hơn 930 tàu đã được đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, cùng với Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015, Nghị định số 172/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP được đánh giá là đã tạo hành lang gồm nhiều nhóm chính sách phát triển thủy sản mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững. 

Ba năm qua, mục tiêu của chính sách về hiện đại hóa tàu cá bước đầu đã đạt được thể hiện thông qua kết quả thực hiện chính sách vay vốn tín dụng để đóng mới, nâng cấp tàu cá. Cụ thể, có trên 50% là tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới, với trên 52 % tàu có công suất trên 800CV được trang bị hiện đại. 

Tính đến 28/02/2017, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 932 tàu, chiếm 48 % tàu cá được phê duyệt đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu, với số tiền cam kết cho vay khoảng 9.139 tỷ đồng. Hiện đã có 557 tàu cá đóng mới và 104 tàu nâng cấp đi vào hoạt động tại các tỉnh trong đó có 188 tàu vỏ thép, 22 tàu composite và 347 tàu vỏ gỗ và nâng cấp 105 tàu. Các tàu này chủ yếu làm nghề lưới vây, rê, chụp. Tính đến ngày 28/02/2017, các chủ tàu đã trả nợ gốc cho ngân hàng đạt 65 tỷ đồng, tổng dư nợ còn 7.963 tỷ đồng.

Trong 2 năm 2015 – 2016, tổng giá trị bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên là hơn 25.616 tỷ đồng. 

Không ít vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách

Quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP cho thấy tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, việc cân đối, bố trí kinh phí đối với các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản chưa đúng quy định tại Điều 3 Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ảnh hưởng tiến độ và khả năng đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đặc biệt là nơi neo đậu đối với các tàu cá có kích thước lớn, tàu vỏ thép... Nguồn vốn để thực hiện đầu tư hạ tầng cho ngành thủy sản còn dàn trải, chưa tập trung để đáp ứng được trực tiếp sản xuất.

Về chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay, chưa có quy định đối với ngư dân đang đóng hoặc mới đóng xong nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không tiếp tục thực hiện dự án đóng tàu nữa muốn chuyển nhượng cho chủ tàu khác.

Trường hợp ngư dân đề nghị được vay vốn bổ sung vượt dự toán ban đầu do có sự điều chỉnh thiết kế hoặc do khối lượng vật tư thực tế vượt dự toán chưa được thực hiện. Trường hợp tàu đóng xong đi vào hoạt động bị bắt, bị xử phạt, một số trường hợp bị tịch thu tàu nhưng chưa có phương án xử lý thu hồi vốn để bảo toàn vốn vay cho ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, chính sách bảo hiểm (nhằm hỗ trợ người dân giảm bớt khó khăn và yên tâm khi hoạt động sản xuất trên biển, bảo đảm tài sản thế chấp cho nguồn vốn vay) thì thời gian hỗ trợ chỉ đến hết năm 2016, trong khi các khoản vay kéo dài từ 10 đến 15 năm nên khó khăn cho ngân hàng thương mại để bảo toàn nguồn vốn vay.

Bên cạnh đó, mức ưu đãi đối với ngư dân vay vốn lưu động là chưa cao trong khi cơ chế cho vay vẫn là cơ chế cho vay thương mại thông thường và phải phê duyệt qua nhiều cấp nên chưa tạo được sức hút đối với ngư dân.

Gỡ nhiều “nút thắt”

Thời gian thực hiện một số chính sách tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hết năm 2016, và mặc dù đã được Chính phủ thống nhất kéo dài thực hiện đến hết 31/12/2017. Nhưng theo Bộ NN&PTNT, vẫn cần thiết ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung để cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2014/NĐ-CP đang được xây dựng, chính sách tín dụng hỗ trợ lãi suất vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu cá được đề xuất sửa đổi theo hướng chỉ hỗ trợ đóng mới, nâng cấp tàu cá từ lớn hơn 90CV  đến nhỏ hơn 400CV lên tàu trên 800CV, không làm tăng số lượng tàu xa bờ và chuyển đổi nghề lưới kéo sang các nghề cần khuyến khích phát triển. Vì số lượng tàu khai thác xa bờ đến nay đã cơ bản đạt theo quy hoạch phát triển tàu khai thác xa bờ tại Quyết định Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 

Bổ sung một số quy định để xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 67 như: thay đổi chủ thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu; vay vượt mức dự toán; tàu cá bị bắt giữ xử lý.

Đối với chính sách cho vay vốn lưu động, Bộ NN&PTNT đề xuất sửa đổi bổ sung theo hướng tăng hạn mức cho vay tối đa cho một chuyến biển; sửa đổi, bổ sung thêm cơ chế cho vay (theo hình thức vay tín chấp và bỏ thủ tục UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện được vay vốn).

Chính sách bảo hiểm cũng được đề xuất sửa đổi, bổ sung thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm phù hợp với thời gian hợp đồng tín dụng vay vốn đóng tàu, nâng cấp tàu giữa chủ tàu và các ngân hàng thương mại, thay thế chính sách hỗ trợ bảo hiểm đang thực hiện theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ... Đồng thời, dự thảo cũng đề nghị quy định rõ thời gian thực hiện các chính sách, để khắc phục các vướng mắc trong thời gian vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm

Gỡ rối nỗi lo về hàng kém chất lượng trong thị trường vật liệu xây dựng cuối năm

(PLVN) - Cuối năm là thời điểm các gia đình, nhà thầu và công ty xây dựng tập trung vào các dự án sửa chữa nhà cửa và công trình thương mại, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ nhu cầu, thị trường cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến động về giá, thiếu hụt nguồn cung và sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm.

Đọc thêm

MobiFone Smart Travel - Chạm là đi, đi là đến

“Túi khôn du lịch” MobiFone Smart Travel.
(PLVN) - Thời đại 4.0, chuyến đi của người trẻ không giới hạn chỉ ở điểm đến. Đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Hè này, bạn trẻ đừng bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất
(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh
(PLVN) - 8/3 là dịp để nam giới bày tỏ yêu thương và trân trọng tới những người phụ nữ đặc biệt. Việc chọn quà để vừa không dễ bị “bắt bài”, vừa khiến các chị em rung rinh là một vấn đề vô cùng “nan giải”. Hãy cùng DOJI khám phá những món quà để một nửa xinh đẹp của thế giới thêm phần trọn vẹn hạnh phúc trong ngày 8/3.

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.