Sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công: Luật đổi mới nhưng chưa được thực hiện nền nếp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Sau gần 3 năm có hiệu lực, Luật Đầu tư công đã phát sinh không ít tồn tại, hạn chế cả ở những quy định tại văn bản luật và trong quá trình thực thi. Chính bởi vậy, dù ra đời chưa bao lâu nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã được giao chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công theo trình tự rút gọn. 

Nhằm tìm ra nguyên nhân cốt lõi của việc giải ngân vốn đầu tư công chậm và định hướng trong giai đoạn tới, chiều qua (2/10), Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về tình hình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020. 

Mất gần 2 năm xây dựng Nghị định hướng dẫn

Tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau khi Luật Đầu tư công có hiệu lực (ngày 1/1/2015), Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai xây dựng, ban hành 7 nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Công tác hoàn chỉnh các nghị định hướng dẫn đã kéo dài gần 2 năm, bắt đầu từ tháng 2/2015 cho đến tháng 12/2016 mới hoàn thành. Điều đó đã ảnh hưởng nhất định đến việc phổ biến, tập huấn và áp dụng thống nhất các quy định liên quan đến đầu tư công trong cả nước trước khi bước vào chu kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2016.

Nhận định về những thành quả của Luật này, Bộ KH&ĐT khẳng định: Luật đã khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải trong đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc ban hành Luật cũng là căn cứ pháp lý để tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu trong quản lý đầu tư công.

Nhưng sau một thời gian triển khai thực hiện Luật và các Nghị định hướng dẫn, thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý đầu tư 

công. Chẳng hạn, một số dự án có tỷ lệ cấu phần xây dựng nhỏ (như dự án mua tài sản, ứng dụng công nghệ thông tin) nhưng lại được phân loại là dự án có cấu phần xây dựng phải thực hiện các quy trình, thủ tục như một dự án xây dựng nên mất nhiều thời gian để hoàn chỉnh thủ tục, trong khi tỷ lệ cấu phần xây dựng trong các dự án này là không đáng kể. Cùng với đó, tiêu chí phân loại dự án nhóm A cũng là một vướng mắc điển hình, nhiều dự án đầu tư tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, nhưng theo quy định là dự án nhóm A, phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, quy trình thủ tục thực hiện chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án là rất phức tạp, qua nhiều cấp quản lý, mất nhiều thời gian. 

Những bất cập trên xuất phát từ quy định của Luật, nhưng cũng không ít  vướng mắc phát sinh từ quá trình thực thi. Đó là, một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa nắm vững và nhận thức đầy đủ các quy định của luật và các nghị định hướng dẫn thi hành, nên trong việc triển khai thực hiện ở nhiều đơn vị vẫn còn lúng túng, triển khai thực hiện một số quy định còn chưa phù hợp, đề xuất và triển khai thực hiện một số nội dung không đúng với các quy định của pháp luật, trái thẩm quyền. Một số  nơi chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư công chưa nghiêm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn không phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, vì vậy phải điều chỉnh kế hoạch giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án thực hiện chưa sát sao, chưa đầy đủ v.v…

Ngoài ra, khi thực hiện, giữa quy định của Luật Đầu tư công với Luật Bảo vệ môi trường cũng chưa có sự thống nhất. Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường quy định: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư được phê duyệt là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhưng theo Luật Đầu tư công, hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ yêu cầu báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường. Sự quy định khác nhau trên đã gây khó khăn trong quá trình triển khai các dự án đầu tư công, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, dự án quan trọng quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý

Như vậy, sau ba năm được ban hành, một bộ luật được cho là đổi mới vẫn chưa được thực hiện một cách nền nếp. Trước những khó khăn, bất cập trên, căn cứ tình hình thực tế tốc độ giải ngân vốn đầu tư công các tháng đầu năm đạt thấp, Bộ KH&ĐT đã được giao chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công theo trình tự rút gọn.

Trước đó, tại Nghị quyết số 70 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ban hành ngày 3/8/2017, Chính phủ cho biết 6 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 25,6% dự toán được Quốc hội thông qua. Điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư công. Nguyên nhân chủ yếu là giao vốn còn chậm; thủ tục đầu tư xây dựng còn phức tạp, công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành ở một số bộ, ngành và địa phương còn thiếu quyết liệt.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong 9 tháng năm 2017 chậm so với yêu cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tập trung vào 5 nhóm chủ yếu: quy định trình tự, thủ tục đầu tư công chặt chẽ hơn; thủ tục đầu tư xây dựng sau khi giao kế hoạch còn mất nhiều thời gian; thủ tục thanh quyết toán vốn có nhiều đặc thù; công tác giải phóng mặt bằng và năng lực quản lý; thời tiết mưa nhiều, bão lũ ảnh hưởng đến tiến độ thi công. 

Tuy nhiên, Bộ này cho rằng những quy định chặt chẽ của Luật Đầu tư công chỉ là một phần nguyên nhân và chỉ tác động đến những khâu trước khi giao kế hoạch vốn đầu tư công. Điều này cơ bản sẽ được tháo gỡ khi Luật đi vào cuộc sống và các đối tượng liên quan làm quen dần với những trình tự, thủ tục mới. Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, Luật Đầu tư công là luật mới, ban hành lần đầu tiên, lại liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành, địa phương nên không tránh khỏi còn vướng mắc, có những cách hiểu, cách làm khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.