Sự thật về 'thần đất' hiển linh đòi trả ơn ở Đồng Nai

Mọi người chờ đợi thầy cúng nữ vào cúng gọi ông thần Đất
Mọi người chờ đợi thầy cúng nữ vào cúng gọi ông thần Đất
(PLO) -Muốn được “hợp thức hóa” chuyện thờ cúng nhưng bị người chồng phản đối, bà Ngàn đã bịa ra chuyện thần đất nhập hồn, nửa đêm phán truyền mình là thần thổ địa, “quở” dân làng không biết cúng kiếng, cho “thần” ăn uống đàng hoàng. Lo lắng bị trừng phạt, trong suốt ba ngày, nhiều người dân trong vùng đã mang lễ vật, nhang đèn đến nhà bà Ngàn cúng kiếng. 

Chỉ khi công an xã Bàu Hàm 2 biết tin, xuống kiểm tra, xác minh, sự việc giả thần linh mới được làm sáng tỏ. 

Bi hài thần đất nhập hồn đòi ăn

Hơn 1 tháng trôi qua nhưng chuyện về người phụ nữ hơn 40 tuổi, đang đêm làm giả bị ông Địa nhập hồn quở trách dân làng để “hợp thức hóa” việc mê tín dị đoan của mình trước người chồng vẫn khiến nhiều người vừa bực vừa buồn cười.

Bởi, rất nhiều người trong số họ từng là nạn nhân của trò mê tín dị đoan này nhưng lại không thể trách ai, bởi chính họ tự nguyện làm theo chứ không phải bị ai thúc ép.

Bà Trần Thị H (50 tuổi, người dân xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) nhớ lại, vào rạng sáng 4/7, bà Nguyễn Thị Ngàn (ngụ ấp Trần Cao Vân) bỗng nhiên phát bệnh bất thường, nằm la hét vật vã trên giường.

Sau một hồi sơ cứu cho vợ mà không thấy bệnh tình thuyên giảm, người chồng phải chạy qua nhà hàng xóm cầu cứu. 

Thế nhưng, bị đánh gió đến tím người mà bệnh tình bà Ngàn chẳng những không giảm còn có chiều hướng nặng thêm, biểu hiện rõ nhất là gương mặt, ánh mắt và cử chỉ rất khác. 

Khi mọi người lo lắng, bàn tính đưa bà đi bệnh viện chữa trị thì người bệnh bỗng nhiên ngồi bật dậy xếp chân chữ ngũ trên giường vỗ bụng phán rằng:

“Ta là ông thần Đất, cai quản khu đất ở đây đã lâu. Ta để cho mọi người ăn nên làm ra, làm ăn thuận lợi, sao không ai chịu thờ cúng ta hết. Nếu các ngươi không lập miếu thờ, cúng ta trong vòng 3 ngày thì ta sẽ quậy phá khỏi cho làm ăn” .

Trước khi “thăng”, “ông địa” đã kịp ủy quyền cúng kiếng lại cho “cô” Thạc – một phụ nữ hành nghề bói toán, cúng bái sống ở xã bên cạnh.

Do biểu hiện của bà Ngàn chẳng khác gì hình ảnh ông địa trong liên tưởng của mọi người nên ai nấy đều tin là thần hiển linh thật. Một đồn mười, mười đồn trăm, sáng hôm sau, thông tin “thần” mượn hồn bà Ngàn quở trách dân làng được đồn đại sang cả làng lân cận.

Không ai bảo ai, ngay hôm sau, những người biết chuyện lũ lượt sắm lễ vật đến nhà bà Ngàn thắp hương cầu nguyện và cho “thần” ăn. Cũng chẳng hiểu có ai báo tin hay được “thần” báo trước mà ngày hôm ấy, “cô” Thạc cũng đã có mặt tại nhà bà Ngàn. 

Vào ngày cúng thứ 2 theo chân người dân tới xin cúng lễ cầu sức khỏe và làm ăn, phóng viên đã tận mắt chứng kiến sự việc. Mới khoảng 5h chiều, nhà bà Ngàn đã chật cứng người, hương vàng sính lễ bày la liệt trên bàn chờ cúng.

Theo quan sát của phóng viên, mâm cỗ cúng tạ tội gồm có xôi, gà, chả chiên, rau củ quả và bánh kẹo. Những ai đến xin “lộc” làm ăn còn phải sắm thêm mâm lễ để đặt trong miếu “ông thần đất” do gia đình bà Ngàn tự làm.

Khoảng 19h30, “cô” Thạc xuất hiện đọc lời cúng tập thể cho mọi người tụng theo. Đoạn “cô” từ từ đi lại miếu thắp nhang, miệng lẩm nhẩm khấn vái gọi “thần đất” về chứng dám. Đang khấn, “cô” bỗng nôn khan liên hồi như người bị nghén. 

Mâm lễ cúng thần Đất
Mâm lễ cúng thần Đất

“Thần” liên tục xuất - nhập

Xong màn cúng tập thể, “cô” khoan thai ngồi xuống ghế tiếp tục xem quẻ riêng. Ban đầu “cô” thường xem quẻ tình duyên, tiếp đến là xem chuyện việc làm ăn, sau đó mới đến vận mạng gia đình….

Ở mỗi trường hợp cụ thể, “cô” lại được “ông địa”  xuất - nhập báo quẻ với đủ trạng thái “hỉ, nộ, ái, ố”. Khi “thần” đang nhập, mọi người phải tuyệt đối im lặng, không được chen ngang, đặc biệt phải cung kính nếu không muốn bị tống ra ngoài. 

Theo chứng kiến của phóng viên, vào ngày thứ 2 trong lúc “ông” đang “nhập vong”, một phụ nữ độ 60 tuổi nôn nóng hỏi xin “lộc” lập tức bị “thần” chỉ thẳng mặt quát: “Bà là người lắm lời”.

Dù người phụ nữ tỏ thái độ rất bực bội, xong “thần” chẳng hề quan tâm, tiếp tục chửi bới đến lúc mọi người xung quanh chắp tay cầu xin mới chịu dừng. Đấy là còn may, có trường hợp, “thần” không chịu tha, đuổi thẳng một người phụ nữ ra ngoài vì dám có ý kiến khi “ông” đang “truyền”. 

Việc “thần” xuất – Nhập vào người “cô” cũng thiên biến vạn hóa rất khó lường. Có lúc “thần” đang tít mắt cười, luôn miệng khen gia chủ ở xã Bầu Hàm 2, làm ăn phát tài, phát lộc, nhưng chỉ tích tắc sau mấy tiếng ho khan thì nổi cơn thịnh nộ quát mắng nhà này keo kiệt, làm ăn được mà không cúng kiếng cho “thần”. Vì giận nên “thần” đã quở khiến hai người con của gia chủ đánh, cãi nhau cả ngày. 

Trước cơn giận của “cô” Thạc, gia chủ quỳ sụp xuống lạy van xin “thần” tha thứ, còn người đứng quanh đó thì xanh mặt sợ hãi. Họ thì thào, “ông” lại nhập vào xác “cô” rồi. Chửi mắng đủ để người khác hoảng sợ xong, “cô” lại ho khan mấy tiếng cho “ông địa” xuất rồi trở về trạng thái ban đầu tiếp tục xem cho bà Mai Thị B. (55 tuổi, một phụ nữ có gia đình ngụ tại xã Bàu Hàm 2). 

Lần này, cô rùng mình một cái rồi mới ho khan vong mới nhập được vào. Không để mọi người phải đoán già đoán non, “cô” nhắm nghiền cất tiếng khóc ai oán: “Mẹ, sao mẹ bỏ con đi… Con đói lắm. Ba muốn nuôi con mà mẹ bỏ đi. Mẹ không thương con hả?”.

Những người xung quanh tỏ ra lo lắng: “Đấy, đừng bảo thai nhi không biết trách. Nhờ “cô” giải vong cho không nó quấy cho chẳng được yên”, rồi đẩy tay bà B. giục giã: “Xin con đi, nói con muốn gì thì mẹ cho…”. 

Không để bà B. lên tiếng, “cô” Thạc tiếp tục chuyển yêu cầu của “vong” đến người mẹ xong thì bịt miệng “nôn khan” cho “xuất vong”. Sau khi  tỷ mỉ dặn người mẹ phải mua những lễ vật gì, “cô” tiếp tục bị “vong” nhập.  Tuy nhiên, lần này, không lại là “vong” của một bà cô bên chồng. 

Cũng như các “vong” trước, “vong” bà cô cũng than nghèo kể khổ, cũng đói cơm rách áo và trách móc người cõi dương không quan tâm hương khói, nhang đèn. Nhìn tình cảnh của bà B., những người chứng kiến không khỏi ngậm ngùi thương bà sao bị “vong” oán nhiều thế. Cũng may  “ông thần đất” có uy mới  “triệu” được các “vong” nói rõ ngọn nhành mà gỡ, không thì bị quở cả đời.

Nói chán, “cô” kêu đói và đòi ăn. Một người dân nhanh miệng hỏi: “bà à” (nghĩ là bà cô đã mất của gia đình bà B.) thì “cô” lắc đầu bảo:  “Không phải, ông, ông” và ăn liền tù tì mấy cái bánh bông lan trên bàn cúng.

Thấy “thần” ăn vội vàng quá, có người lên tiếng: “Ông ăn từ từ thôi không mắc nghẹn” thì “thần” cười, gật gật đầu khen: “Ngon, ngon”. Ở đây có nhiều đồ ăn ngon mà nhà này không cho ta ăn, ta quậy cho biết”. 

Nghe những lời đe dọa của “thần”, ai nấy đều lo lắng chắp tay van xin bớt giận. “Ông” thì dường như chỉ để tâm đến những món ăn, hết bánh, uống nước, nếm chả chiên lại đòi hút thuốc.

Lúc ăn, “thần” vui nên không nóng nảy, quát mắng như khi “truyền” mà tỏ ra rất lịch sự khi luôn miệng cảm ơn mọi người. Ăn no, “cô” Thạc nôn khan mấy tiếng, rồi trở lại trạng thái của người phàm. Không khí căng thẳng cũng chùng xuống, mọi người lại thở phào: “Ông ra khỏi xác cô rồi”. 

Ngay khi nắm được thông tin mê tín dị đoan trên, Công an xã Bàu Hàm 2 đã đến nhà bà Ngàn để làm rõ sự việc. Bị kiểm tra bất ngờ, cả bà Ngàn lẫn “cô” Thạc không kịp thống nhất cách trả lời nên đã lộ chân tướng sự việc. Bà Ngàn thú nhận, thật ra bà chẳng bị thần linh nào nhập.

Do bà tin vào thần linh còn chồng lại bác bỏ, để được chồng đồng thuận, bà đã liên hệ với “cô” Thạc làng bên giả làm bị thần phật nhập xác lừa chồng. Do diễn “quá sâu” nên đã khiến cả làng tin có thần thật. 

Trao đổi với phóng viên về sự việc trên, ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng công an xã Bàu Hàm 2 cho biết, ngay khi nghe tin người dân lập miếu cúng thần đất ba ngày, chính quyền và công an xã đã nắm bắt thông tin và làm việc cùng gia đình bà Ngàn.

Thần Đất nhập vào “cô” để phán quẻ và gọi vong
Thần Đất nhập vào “cô” để phán quẻ và gọi vong

Bà thừa nhận, giả làm thần Phật lừa chồng để thuyết phục ông cho bà lập miếu cúng kiếng trong nhà chứ không có ý lừa hàng xóm và đã nhận lỗi về việc làm của mình đồng thời hứa sẽ không tái phạm.

Sau sự việc, người dân cũng đã nhận ra được sự thật, không còn tin vào những lời đồn thổi mang tính chất mê tín dị đoan đó nữa. 

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Khởi tố các đối tượng đánh bạc và tổ chức đánh bạc

Bạc Liêu: Khởi tố các đối tượng đánh bạc và tổ chức đánh bạc

(PLVN) - Ngày 29/3, Công an thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Ngô Kiều Trang (SN 1988, ngụ Ấp 2, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai); Lưu Hoàng Sang (SN 1988, ngụ Khóm 2, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai) về tội “Tổ chức đánh bạc”; Đặng Minh Tuấn (SN 1997, ngụ Phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) về tội “Đánh bạc”.

Đọc thêm

Đường dây khai thác cát lậu tại ven biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh): Đề nghị truy tố 24 đối tượng

Tàu khai thác cát lậu bị bắt quả tang. (Ảnh trong bài: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), đề nghị VKSND truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát lậu và các hoạt động phạm pháp khác do Trương Văn Chinh (39 tuổi, quê Lâm Đồng) cầm đầu. 3 bị can khác cũng liên quan đến ổ nhóm tội phạm này nhưng CQĐT đang điều tra trong vụ án độc lập khác, sẽ tiến hành xử lý sau.

Bắt 3 đối tượng thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Các đối tượng (từ trái qua phải): Hiệp, Anh, Dũng và số ma túy thu giữ. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) vừa bắt giữ 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.