Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không chú ý an toàn: Hậu quả lâu dài từ thói quen trước mắt

Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, cả nước có 15- 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 70% trong số đó đã có triệu chứng ngộ độc. Mỗi năm cả nước xảy ra hơn 5.000 ca nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật phải điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó hơn 300 trường hợp tử vong...

 Những “sát thủ thầm lặng”

“Tháng trước, khi đang be bờ giữ nước để gieo cấy lúa mùa, tôi đã dẫm phải mảnh thủy tinh vỡ của chai thuốc trừ sâu bà con vứt bừa ra khu vực cánh đồng. May mắn là lúc đó tôi có mang ủng nên chỉ bị rách ủng và xây xát nhẹ ở chân. Mình vừa là lao động chính trong nhà, nếu như bị thương phải nằm một chỗ thì không biết gia đình sẽ ra sao”- chị Phạm Thị Doan, nông dân ở thôn Phương Chử, xã Trường Thành, An Lão cho biết. Nhưng không phải ai cũng may mắn như chị Doan, có không ít người đã từng bị các mảnh vỡ sắc nhọn bằng nhựa, thủy tinh từ vỏ thuốc trừ sâu đâm vào chân, phải đưa tới các cơ sở y tế điều trị vì nhiễm trùng nặng.

Những tai nạn như trên đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn vì rất nhiều nơi bà con để bao bì thuốc bảo vệ thực vật nằm rải rác khắp bờ ruộng, trên lối đi, dưới mương nước, ao hồ. Nhiều nông dân xem đó chỉ là một loại rác thải thông thường mà không nghĩ đến hậu quả nguy hiểm do tính chất độc hại với môi trường của các bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với việc tùy tiện vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, bà con còn thiếu ý thức tự bảo vệ mình trong quá trình sử dụng thuốc. Trên cánh đồng xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, có lần tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy một chị nông dân dùng tay xé bao thuốc trừ sâu cuốn lá, cơn gió thoảng qua mang theo luồng bột thuốc trắng đổ ập vào người. Chị này chỉ khẽ nghiêng mặt vì không đeo khẩu trang, rồi cúi xuống đổ thuốc vào bình bơm. Dùng tay búng búng vào chiếc bao, một làn bột trắng bốc thẳng lên mặt … Khi chúng tôi hỏi : “Phun thuốc mà không đeo khẩu trang, chị không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe sao?”. Chị này điềm nhiên bảo: “Chúng tôi quen rồi, vụ nào phun thuốc chẳng vậy, có thấy bị sao đâu?”. Cách mà nhiều nông dân áp dụng mỗi khi phun thuốc là đi theo chiều ngọn gió. Tuy nhiên, họ không hề để ý rằng, nhiều ruộng phía trên mình, nhiều người khác cũng đang phun thuốc.

Nông dân xã Thụy Hương (Kiến Thụy) phun thuốc trừ sâu không đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ, không bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Nông dân xã Thụy Hương (Kiến Thụy) phun thuốc trừ sâu không đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ, không bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Chị Nguyễn Thị Lan, giáo viên ở thôn Phương Chử, xã Trường Thành (An Lão), than thở: “Nhà ở gần ruộng nên bị ảnh hưởng, hơn tháng nay ngày nào bà con cũng bơm thuốc trừ rầy. Tôi đóng kín cửa nhưng hơi thuốc vẫn xộc vào làm nghẹt thở. Qua tài liệu sách báo, tôi biết thuốc bảo vệ thực vật rất độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưng không thấy tác hại ngay mà cứ ngấm dần vào người rồi gây đủ loại bệnh. Nhiều nông dân không biết nên vô tư dùng thuốc mà không tự bảo vệ mình. Mấy năm gần đây, tỷ lệ người bị bệnh ung thư, các bệnh hô hấp ở khu vực xã mình tăng rất nhanh, có lẽ cũng vì “sát thủ thầm lặng”: Thuốc BVTV”.

Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, cả nước có 15- 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 70% trong số đó đã có triệu chứng ngộ độc. Mỗi năm cả nước xảy ra hơn 5.000 ca nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật phải điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó hơn 300 trường hợp tử vong...

Cần nâng cao ý thức người dân

Ông Bùi Duy Tông, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn (Kiến Thụy) cho rằng “không phải nông dân không biết thuốc BVTV độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường mà do họ thiếu ý thức, không có điều kiện bảo vệ mình trong quá trình sản xuất. Một số ít không có đủ kinh phí để mua bảo hộ lao động, bình bơm đạt tiêu chuẩn hay những loại thuốc có nguồn gốc sinh học, bảo đảm môi trường và an toàn với sức khoẻ. Nhưng phần lớn là do ý thức, thói quen của bà con nông dân”. Theo ông Tông, những tai nạn lao động từ ô nhiễm nguồn thuốc BVTV có thể được hạn chế nếu người nông dân có đầy đủ kiến thức và chủ động trang bị bảo hộ lao động, biết tự bảo vệ mình. Do vậy, các địa phương và ngành chuyên môn cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nhằm nâng cao kiến thức cũng như ý thức của người nông dân về an toàn lao động, đồng thời vận động, hỗ trợ các địa phương xây dựng các bể chứa và tổ chức thu gom chất thải rắn trên đồng ruộng. Nhà nước có biện pháp thiết thực cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khoẻ cho lao động thông qua tuyên truyền; tập huấn; cung cấp, hỗ trợ các phương tiện bảo hộ…/.

Hoàng Yên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.