Sử dụng chung hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông: Việt Nam cần có ứng phó kịp thời

Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu
(PLO) - Những con đập thủy điện đang được xây dựng trên hạ nguồn chính sông Mê Kông và hàng loạt dự án bơm, chuyển nước sông phục vụ nông nghiệp đã được khởi động ở Thái Lan, Campuchia và Lào, cộng với nhiều tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu… đã và đang de dọa đến sự phát triển hài hòa, đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực, sinh thái cho các nước sử dụng chung nguồn nước sông Mê Kông…

Đặc biệt, do nằm ở cuối nguồn nên Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro nhất từ những tác động thượng nguồn.

Hội thảo về “Cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn nước trong lưu vực sông Mê Kông và gợi ý chính sách cho Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Stimson phối hợp tổ chức diễn ra hôm qua (4/11), các chuyên gia đã cùng chia sẻ, phân tích những diễn biến mới trong lưu vực sông Mê Kông.

Nguy cơ nghiêm trọng trong tương lai

Theo báo cáo của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, hạ lưu vực sông Mê Kông nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam nói riêng trải qua một đợt hạn hán lịch sử. Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long càng thêm khốc liệt khi nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, tác động của El Nino cực đoan và những tác động tích lũy của các dự án phát triển trên thượng lưu sông Mê Kông được coi là những nguyên nhân chính. Bên cạnh hệ thống thủy điện công suất lớn của Trung Quốc ở vùng đầu nguồn sông Mê Kông (Lan Thương) và 12 đập thủy điện đang hoặc sẽ được xây dựng trên dòng chính hạ lưu vực, các kế hoạch lấy/chuyển nước sông Mê Kông để tưới, mở rộng diện tích canh tác đất nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực đang đặt Đồng bằng sông Cửu Long vào những nguy cơ nghiêm trọng trong tương lai.

Với Đồng bằng sông Cửu Long, do hệ thống thủy lợi khá phát triển nên nhiều nơi canh tác hai vụ/năm, một số nơi ba vụ/năm và thậm chí bảy vụ/hai năm. Diện tích được tưới hàng năm khoảng 1,9 triệu ha, xấp xỉ 48% tổng diện tích đất được tưới ở hạ lưu vực sông Mê Kông. Các diện tích canh tác trong mùa mưa, mùa khô, vụ ba và cả các cây trồng ngoài lúa của Việt Nam là lớn nhất so với các nước khác. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc mở rộng thêm diện tích lúa được tưới bị hạn chế do các yếu tố môi trường như xâm nhập mặn và đất nhiễm phèn. 

Trước những áp lực trên, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc PanNature cho biết, nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, Việt Nam chắc chắn là quốc gia sẽ chịu nhiều rủi ro nhất từ hoạt động sử dụng nguồn nước của các nước thượng nguồn, bất kể vì mục tiêu gì, thuỷ điện hay tưới tiêu nông nghiệp.

Hiện nay, khi Lào mới khởi động những dự án thuỷ điện đầu tiên, còn Thái Lan, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn khởi động các dự án chuyển nước lớn, vẫn chưa phải là quá muộn để nhìn nhận lại cơ hội cải cách chính sách để phát triển một kế hoạch lưu vực chung, với mục tiêu giảm thiểu tác động lên con người và hệ sinh thái, đồng thời đảm bảo nhu cầu phát triển của tất cả các bên. 

Chủ động ứng phó với tiêu cực của dòng chảy

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ, bày tỏ lo ngại với những tác động tiềm ẩn đến Đồng bằng sông Cửu Long và lưu ý Việt Nam cần tiếp tục cập nhật thêm thông tin về các dự án chuyển nước trong lưu vực thông qua các nguồn khác nhau bên cạnh mảng thông tin về thủy điện, chuyển nước ra ngoài lưu vực và các dự án phát triển khác trên sông Mê Kông. Trên cơ sở đó, các thông tin cần được phân tích, xử lý để có các đối sách kịp thời, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Các cơ quan hữu quan trong các thể chế hợp tác Mê Kông khu vực, nhất là Ủy hội sông Mê Kông và Ủy ban Mê Kông quốc gia, cần chủ động nắm bắt thông tin, yêu cầu các nước thành viên tuân thủ các quy định của Hiệp định Mê Kông trong việc thông báo, tham vấn đối với các dự án lấy/chuyển nước. Mặt khác, các tổ chức này cũng cần tạo điều kiện để người dân và các tổ chức xã hội dân sự có thể tiếp cận các nguồn thông tin liên quan.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, Việt Nam cần nghiên cứu thêm các giải pháp thích hợp khác như thay đổi cơ cấu cây trồng tiêu hao ít nước và thích hợp với các vùng đất khác nhau, tránh tình trạng độc canh lúa nước. Điều tiết tối ưu các hồ chứa ở Tây Nguyên để góp phần duy trì dòng chảy ổn định vào Đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường hợp tác Mê Kông hiện tại, phối kết hợp với các tổ chức, cơ chế hợp tác hữu quan khác như Sáng kiến hạ lưu vực Mê Kông (LMI), các diễn đàn khu vực như ASEAN và/hoặc nghiên cứu thành lập các thể chế liên kết khác để thúc đẩy hợp tác trong khu vực, tạo sức mạnh tổng hợp. 

Theo Báo cáo chuyên đề thủy sản của Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê Kông cho biết: thủy sản biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long,  với sản lượng khoảng 500.000 đến 726.000 tấn/năm. Theo một ước tính dè dặt thì mỗi năm khoảng 100 triệu tấn phù sa kèm theo 16 tấn dinh dưỡng được đưa ra vùng nước ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Việc các đập thủy điện lưu giữ phù sa sẽ ảnh hưởng đến lượng thủy sản biển và ngành đánh bắt, thương mại thủy sản của Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.