Sri Lanka bầu cử Tổng thống đầu tiên sau nội chiến

Hôm 26-1, Sri Lanka tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên sau cuộc nội chiến kéo dài hàng chục năm. Khoảng 14 triệu cử tri đăng ký bỏ phiếu tại hơn 11.000 điểm bỏ phiếu thuộc 22 quận, huyện. Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7 giờ đến 16 giờ theo giờ địa phương.  

Hôm 26-1, Sri Lanka tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên sau cuộc nội chiến kéo dài hàng chục năm. Khoảng 14 triệu cử tri đăng ký bỏ phiếu tại hơn 11.000 điểm bỏ phiếu thuộc 22 quận, huyện. Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7 giờ đến 16 giờ theo giờ địa phương.

Đương kim Tổng thống Mahinda Rajapaksa bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Medamulana.

Đương kim Tổng thống Mahinda Rajapaksa bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Medamulana.

Hai ứng cử viên chính tham gia tranh cử là đương kim Tổng thống Mahinda Rajapaksa và Tướng về hưu Sarath Fonseka đều tin tưởng sẽ thắng cử. Hai nhân vật này đều là “kiến trúc sư” cho chiến thắng của chính phủ đánh bại lực lượng nổi dậy Những con hổ giải phóng Tamil hồi tháng 5-2009, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1972. Ngoài ra, có 20 ứng cử viên khác, song không có nhân vật nào trong số này được cho là có thể giành được một số phiếu lớn.

Tướng về hưu Sarath Fonseka, nguyên Tham mưu trưởng quân đội Sri Lanka, chính thức tuyên bố tranh cử ngày 29-11. Tướng Fonseka, 58 tuổi, là người đã chỉ huy thành công cuộc chiến của quân đội chính phủ chống lại lực lượng ly khai “Những con hổ giải phóng Tamil” (LTTE) hồi tháng 5 năm nay, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ba thập kỷ tại quốc đảo này. Ông cho biết, ông là “ứng cử viên của phe đối lập chính” sau khi Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse kêu gọi tiến hành bầu cử trước 2 năm so với lịch trình. Một số nhà quan sát nhận định, việc ông Fonseka ra tranh cử, trở thành đối thủ chính của Tổng thống đương nhiệm Rajapakse, có thể gây chia rẽ trong hàng ngũ ủng hộ Tổng thống Rajapakse và giành phiếu bầu từ những người Sri Lanka vui mừng vì cuộc xung đột với LTTE đã kết thúc.

Hôm 9-1, Sri Lanka đã phóng thích hơn 700 cựu thành viên của LTTE sau một thời gian đặt dưới sự giám hộ của quân đội trong khuôn khổ một chương trình cải tạo của chính phủ. Trung tướng Daya Ratnayake, một quan chức tham gia quản lý chương trình trên cho biết, trong chuyến công du thị trấn phía Bắc Vavuniya, Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse đã trả tự do cho 713 cựu phiến quân về với gia đình. Những người này nằm trong số 800 tay súng được xác định là ít dính líu nhất tới phong trào LTTE. Số còn lại sẽ sớm được về với gia đình trong thời gian tới.

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh bạo lực tiếp diễn trong nhiều tuần vận động tranh cử. Kể từ tháng 11-2009 khi có thông báo bầu cử, đã xảy ra hơn 800 vụ bạo lực liên quan đến bầu cử, làm ít nhất 5 người thiệt mạng và gần 80 người bị thương. Trước đó, hôm 25-1, Tổng thống Rajapaksa đã kêu gọi người dân tham gia bầu cử trong hòa bình và trật tự. Tuy nhiên, sáng sớm 26-1, ngay trước khi bầu cử bắt đầu, Trung tâm giám sát bạo lực trong bầu cử (CMEV) cho biết, đã xảy ra 4 vụ nổ bom ở bán đảo Jaffna, khu vực của người thiểu số Tamil. Người phát ngôn CMEV cho biết, các vụ nổ này nhằm vào nhà riêng của một nhân vật thuộc Đảng Tự do cầm quyền.

Một quan chức Ủy ban bầu cử Sri Lanka cho biết, khoảng 55 quan sát viên quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia theo dõi cuộc bầu cử. Hơn 68.000 cảnh sát đã được huy động bảo vệ an ninh cho cuộc bầu cử. Dự kiến kết quả bầu cử sẽ được công bố vào ngày hôm nay, 27-1.

 BĂNG CHÂU

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.