Sóng nước Đà giang - Kỳ 1: Muôn dặm sông Hàn

Nói đến sông ngòi ở Đà Nẵng, người ta thường chỉ nghĩ đến sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò, sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê. Nhưng thật ra, cũng như nhiều vùng đất khác dọc duyên hải miền Trung, Đà Nẵng có lắm con sông, với nhiều tên sông mà đôi lúc người Đà Nẵng cũng không nắm bắt hết được, như các sông Cẩm Lệ, Cầu Đỏ, Lỗ Đông, Lỗ Trào, Hội Phước, Đồng Nghệ, Quá Giáng, Nam, Bắc, Cha Nay, Phú Lộc, Lậu, Lai, Quốc, Kiểng, Con, Ban Ban…

Nói đến sông ngòi ở Đà Nẵng, người ta thường chỉ nghĩ đến sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò, sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê. Nhưng thật ra, cũng như nhiều vùng đất khác dọc duyên hải miền Trung, Đà Nẵng có lắm con sông, với nhiều tên sông mà đôi lúc người Đà Nẵng cũng không nắm bắt hết được, như các sông Cẩm Lệ, Cầu Đỏ, Lỗ Đông, Lỗ Trào, Hội Phước, Đồng Nghệ, Quá Giáng, Nam, Bắc, Cha Nay, Phú Lộc, Lậu, Lai, Quốc, Kiểng, Con, Ban Ban…

Hai bên Hàn phố xá nghênh ngang (Ảnh KLS 11-2009)

Hai bên Hàn phố xá nghênh ngang (Ảnh KLS 11-2009) 

Sông ngòi ở Đà Nẵng hầu hết đều ngắn và dốc, bắt nguồn từ những rặng núi phía tây và tây-nam chảy theo các hướng tây-đông, tây-đông bắc và nam-bắc, với trên 23 con sông có tên tuổi, phân bố thành hai hệ thống chính đổ vào vịnh Đà Nẵng, đó là hệ thống sông Hàn và hệ thống sông Cu Đê, cùng những con sông nhỏ.

Sông Hàn

Sông Hàn có tên chữ là Hàn giang, thời Pháp thuộc còn được gọi là sông Đà Nẵng. Nhìn từ phía thượng nguồn, sông Hàn nằm ở tận cùng của Hệ thống sông Hàn, tọa độ vùng cửa sông là 16°05’25” vĩ độ bắc và 108°13’26” kinh độ đông.

Con sông Hàn bắt đầu ở ngã ba sông chỗ hợp lưu giữa sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện, tại phường Hòa Cường Nam thuộc quận Hải Châu, cũng là nơi giáp giới với hai quận Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn. Sông chảy theo hướng nam-bắc, đi qua địa bàn các quận Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà rồi đổ ra vịnh Đà Nẵng với chiều dài khoảng 7,2km. Chiều rộng của sông khoảng 900 – 1.200m, độ sâu trung bình 4 - 5m, lưu lượng dòng chảy 3m3/giây, có cảng sông đủ khả năng tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu du lịch có trọng tải 3.000 – 4.000 tấn, là đầu mối giao thông thủy nối với các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang và các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.

Trên sông Hàn hiện có năm cây cầu bắc qua, tính từ biển vào là Thuận Phước, Sông Hàn, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, Tuyên Sơn và một cầu đang xây dựng là Cầu Rồng. Dòng sông Hàn chảy qua đã góp phần cân bằng hệ sinh thái của thành phố Đà Nẵng, tạo nên bầu không khí mát mẻ và trong lành cho không gian đô thị đang ngày càng nhộn nhịp.

Sông Hàn ghi dấu đậm nét sự hiện diện của tàu thuyền nước ngoài đến giao thương suốt nhiều thế kỷ thời phong kiến, là một mục tiêu đánh chiếm trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp – Tây Ban Nha năm 1858, và ngày nay là một trong những tác nhân đem đến sự phát triển của thành phố.

Hiện nay, những lễ hội hằng năm gắn liền với dòng sông Hàn là đua thuyền trên sông, thi bắn pháo hoa quốc tế.

Sông Vĩnh Điện

Sông Vĩnh Điện. Ảnh : Mai Hoa.

Sông Vĩnh Điện. Ảnh : Mai Hoa.

Vĩnh Điện là sông nối từ sông Thu Bồn ở Quảng Nam chảy ra địa phận thành phố Đà Nẵng qua các huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn và quận Cẩm Lệ rồi hợp lưu với sông Cẩm Lệ ở phường Hòa Cường Nam thuộc quận Hải Châu để tạo thành sông Hàn.

Phần sông Vĩnh Điện trên đất Đà Nẵng chảy theo hướng nam-bắc, dài chừng 12km, rộng khoảng 200m, tọa độ xác định tại khu vực hạ lưu sông Vĩnh Điện là 16°01’52” vĩ độ bắc và 108°13’53” kinh độ đông. Trước kia sông Vĩnh Điện chỉ là một dòng chảy nhỏ, thời Nguyễn cho đào mở rộng và chỉnh dòng để phục vụ nông nghiệp và giao thương. Khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858, triều Nguyễn đã huy động nhân dân phủ Điện Bàn đổ đất đá vào sọt tre, rồi đem lấp bớt dòng sông Vĩnh Điện để giảm lưu lượng nước đổ về, nhằm làm cho mực nước sông Hàn hạ xuống, khiến tàu chiến hạng nặng của quân xâm lược không thể vào trong sông được.

Sông mang tên Vĩnh Điện là do chảy qua vùng đất Vĩnh Điện ở tỉnh Quảng Nam, nhưng đoạn sông Vĩnh Điện từ cầu Tứ Câu xuống hạ lưu có khi được dân địa phương gọi là sông Tứ Câu; còn tên gọi phổ biến nhất là sông Cái. Khi đi qua làng Cổ Mân (nay là các tổ dân phố 4, 5, 6, 7, 8 thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) để hội lưu với sông Cẩm Lệ, dân địa phương gọi là sông Cổ Mân. Ngược lại, do sông cũng đi qua làng Mân Quang (nay là các tổ dân phố 19, 20, 21, 22, 23, 24 thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn), nên còn được gọi là sông Mân Quang.

Sông Vĩnh Điện có nhiều loài thủy sinh cư trú, nổi tiếng nhất là loài hến ngọt. Con sông này rất quan trọng đối với cảnh quan, môi trường trên địa bàn, có thể phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải và du lịch sinh thái (như ở Hòa Xuân, Đồng Nò).

Sông Cẩm Lệ

Dòng sông qua Cầu Đỏ, xuôi về Cẩm Lệ. Ảnh: Huy Đăng.

Dòng sông qua Cầu Đỏ, xuôi về Cẩm Lệ. Ảnh: Huy Đăng.

Từ ngã ba sông Hàn-sông Vĩnh Điện ở phường Hòa Cường Nam thuộc quận Hải Châu ngược lên thượng nguồn đến chỗ Cầu Đỏ trên đường quốc lộ 1A được gọi là sông Cẩm Lệ. Tọa độ xác định tại khu vực hạ lưu sông Cẩm Lệ là 16°01’52” vĩ độ bắc và 108°13’53” kinh độ đông. Sông có dòng chảy theo hướng tây-đông bắc, qua địa bàn quận Cẩm Lệ và một phần thuộc phường Hòa Cường Nam ở quận Hải Châu, rộng trung bình khoảng 250m với chiều dài 5,6km.

Tương truyền, ngày xưa có một người con gái tên Cẩm vì chuyện duyên tình trái ngang đã trầm mình xuống sông tự vẫn; khi được vớt lên, nhiều người đã nhỏ đôi dòng lệ khóc thương cô gái, nên dòng sông từ đó mang tên Cẩm Lệ.

Một cách lý giải khác thì cho rằng vào thời Hồ - Lê thế kỷ XV-XVI, dòng sông này vốn chỉ là một con lạch nhỏ, sau nhờ dòng chảy thay đổi mới mở ra thành sông lớn, có nhiều phù sa bồi đắp nên bờ sông trở nên màu mỡ. Trên nền đất bồi, giống mướp đắng (khổ qua) có da màu đen không biết từ đâu sinh sôi, nẩy nở rất nhanh, người dân ăn không hết mới đem bán cho dân cư quanh vùng, riết thành quen nên gọi luôn là sông Cẩm Lệ (dân địa phương cho rằng Cẩm Lệ có nghĩa là “trái khổ qua da đen”).

Sông Cẩm Lệ có nhiều loài động thực vật nước, là một trong những nguồn lợi để mưu sinh của dân chúng ở đôi bờ. Đặc biệt, lượng phù sa lớn được bồi đắp hằng năm rất thuận tiện cho việc trồng hoa màu.

Ngày trước, bên sông Cẩm Lệ có nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm, như lễ “Phong Lệ mục đồng”, lễ “Rước Hến” (mồng 1 tháng Giêng Âm lịch), lễ “Tạ sông” (mồng 10 tháng 7 Âm lịch).

Ngày nay, năm nào Hội đua ghe Cẩm Lệ cũng được tổ chức vào ngày 25 tháng Giêng Âm lịch, cứ 3 năm tổ chức đua lớn một lần.

Sông Cầu Đỏ

Từ Cầu Đỏ tiếp tục ngược lên thượng nguồn, đến chỗ hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, gọi là sông Cầu Đỏ. Tọa độ xác định tại khu vực hợp lưu thành sông Cầu Đỏ là 15°59’42” vĩ độ bắc và 108°09’45” kinh độ đông. Dòng chảy của sông Cầu Đỏ từ ngã ba sông hợp lưu về Cầu Đỏ theo hướng tây-đông, qua địa bàn các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, huyện Hòa Vang và phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, rộng chừng 190m, dài khoảng 3,9km.

Tên gọi sông Cầu Đỏ được đặt theo tên chiếc cầu sơn màu đỏ xây dựng trên đường 1A từ thời Pháp thuộc (bây giờ cầu đã được sơn màu trắng).

Đầu thế kỷ XX, sông Cầu Đỏ còn là con sông nhỏ, nhưng về sau lớn dần lên, là nguồn nước quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhiều xã phường ở hu yện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ, đồng thời có nhà máy nước Cầu Đỏ cung cấp nước uống cho toàn thành phố Đà Nẵng.

Sông Cầu Đỏ có các chi lưu là sông Yên và sông Túy Loan. Sông Yên vốn là phân lưu từ sông Vu Gia ở Quảng Nam chảy ra; còn sông Túy Loan thì bắt nguồn tận vùng núi Bà Nà, tiếp tục có các chi lưu là sông Lỗ Đông, sông Lỗ Trào và sông Hội Phước.

Vậy là, dòng sông Hàn thoáng trông thì ngắn ngủn, nhưng hóa ra đã tiếp nhận khôn xiết cơ man nguồn nước khổng lồ từ cả một hệ thống sông nước liên tục đổ về, góp phần làm nên sự tươi mát và thịnh vượng cho thành phố sông-biển nên thơ và độc đáo của miền Trung.

NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.