Những lần chữa bệnh thần diệu của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông chuyên cần nghiên cứu y thư (Hình minh hoạ)
Hải Thượng Lãn Ông chuyên cần nghiên cứu y thư (Hình minh hoạ)
(PLO) - Hải Thượng Lãn Ông là biệt hiệu của Lê Hữu Trác (1720 – 1791), đại danh y xuất sắc nhất của nước ta thời phong kiến. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, nhiều đời làm quan, nhưng sau một vài biến cố, ông chuyển hẳn sang nghiên cứu y thư, trở thành một thầy thuốc cứu nguy cho trăm họ khỏi cảnh tật bệnh. 

Y thuật và y đức của ông không chỉ được người cùng thời hoan hỉ ca tụng mà còn luôn được hậu thế trân trọng tôn vinh. Trong bộ y thư lừng danh Hải Thượng y tông tâm lĩnh (gồm 66 quyển), phần “Y dương án” ông có ghi lại một số trường hợp bệnh hiểm mà ông chữa khỏi, cốt để chiêm nghiệm và để lại bài học cho người sau. 

Sau một thời gian miệt mài tự học nghề thuốc ở quê mẹ (nay thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh), Lê Hữu Trác lên kinh đô Thăng Long tìm thêm các danh y để học hỏi, sưu tầm thêm y thư để mở mang kiến thức. Bấy giờ là mùa đông năm Bính Tí (1756). Một người bạn của ông là Giám sinh họ Trần hay tin bạn lai kinh, liền hẹn bạn vào một buổi tối nọ sẽ đi chơi thuyền trên Hồ Tây để cùng hàn huyên tâm sự…

Cuộc vui sớm tiêu tan

Đến hẹn, Lãn Ông ôm đàn sang nhà bạn, thấy mọi người đều không vui. Ông Giám sinh kể, có người cháu gọi bằng cậu đang mắc bệnh nguy kịch. Trong nhà có ông bác và ông cậu đang làm Lương y trong phủ chúa Trịnh, đều đã ra tay nhưng không chữa được. Ông Giám sinh mong Lãn Ông có thể nể tình bạn bè mà ra tay tương trợ.

Lãn Ông hơi ngại vì mình chỉ là thầy thuốc nơi thôn dã, đâu dám sánh với y thuật của các vị lương y chốn Kinh thành, nhưng vẫn hỏi tình trạng của bệnh nhân. Đứa bé bị bệnh thương hàn (nhiễm khuẩn đường ruột và bị tiêu chảy) mới khỏi, một hôm người nhà làm cơm có món thịt bò nướng và cơm nếp, đứa bé ăn xong đến tối thì thấy đầy bụng và phát sốt. Người nhà vội cho uống hai thang thuốc có tác dụng trừ chứng đầy bụng, bụng bớt căng trướng nhưng người càng nóng thêm.

Người nhà cho rằng sốt do bị cảm, liền cho uống thuốc hạ sốt, thấy ra chút mồ hôi và hết sốt nhưng qua hôm sau, ngực đứa bé tự nhiên nổi lên một thứ giống như cái đấu, tựa như hòn mà không phải hòn, tựa như trướng mà không phải trướng, nóng rát, ấn tay vào thì bệnh nhân đau nóng không chịu được, lại thêm rất khát nước. 

Hai vị lương y biết đứa bé đã nhiễm chứng “tiêu khát”, liền theo bệnh trạng mà điều thuốc, nhưng cho uống thuốc “tiêu đạo” thì bệnh không giảm, chỗ ở ngực không tan, dùng đến thuốc “thanh hoả nhiệt” bệnh cũng không lui. Người bệnh càng thêm mệt, nóng bức khó chịu, luôn đòi uống nước, nhưng uống một thì đi tiểu gấp đôi.

Người nhà sắc nấu liên tục nhiều bài thuốc có tác dụng bổ trợ cho nhau, cho đứa bé uống để vừa trừ bệnh vừa không làm hao tổn thêm khí lực: bài thuốc có tên “Sinh mạch” thì uống thay nước chè, bài thuốc có tên “Lục vị” để bổ thuỷ, tăng cường khí huyết, bài thuốc “Bát vị” để dẫn hoả, đẩy lui chứng bệnh. Có điều càng uống bệnh càng không bớt, đứa bé tinh thần càng mê mệt, dần dần thở khò khè như bị suyễn, mồ hôi trán nhễ nhại. 

Mượn danh bí phương để cứu người

Nghe xong, Lãn Ông cho rằng việc điều trị của hai vị lương y đều không sai, nhưng điều bận tâm là chỗ nổi lên ở ngực, phải biết lí do mới mong điều thuốc chính xác. Nhớ lại việc đứa bé mới ốm dậy liền ăn thịt bò và cơm nếp, mà thịt bò thì tính ôn nên ăn nhiều thường phát nhiệt độc, còn cơm nếp ăn nhiều thường bế khí dẫn đến khó tiêu, đều không phù hợp với người mới khỏi bệnh như đứa bé;

Vì thế, có lẽ do hai loại thức ăn trên không tiêu hoá được rồi tích tụ trong dạ dày bệnh nhân và gây nóng bên trong, nóng quá sinh ra đầy trướng và nổi cục ở trên ngực. Có thể các phương thuốc trước đều chưa chữa dứt được chứng không tiêu nên khiến bệnh càng diễn tiến xấu hơn.

Lãn Ông xin gặp bệnh nhân, bắt mạch thì thấy nhiều mạch đập lộn xộn nhưng chưa đến mức hỗn loạn, tay chân vẫn còn ôn hoà có thể chữa được nhưng phải làm thật gấp, không được e dè người bệnh đang yếu mà ngại dùng thuốc mạnh. Nghĩ vậy, Lãn Ông quyết định dùng thuốc có tác dụng công phạt trước, để hạ hết các triệu chứng rồi mới bồi bổ sau.

Chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Chân dung Hải Thượng Lãn Ông

Nhưng ông lo nếu nói rõ thì người nhà và đặc biệt là ông bác, ông cậu sẽ không đồng ý vì trước nay thầy thuốc nào cũng ngại việc bệnh nhân đang yếu mà dùng thuốc liều nặng, e có bất trắc. Lãn Ông nảy ra một kế, nói rằng nhà có phương thuốc gia truyền, có thể chữa dứt được bệnh. Người nhà bệnh nhân không thể hỏi gì thêm, im lặng chờ xem ông lang ở Nghệ An chữa bệnh.

Dựa vào các thuốc có sẵn trong nhà người bệnh, Lãn Ông ngầm chế một thang gọi là “Điều vị thừa khí”, đun sôi vài lần rồi cho uống, được một lúc thì đứa bé thấy bụng sôi và chứng suyễn khỏi dần. Biết đó là chỉ báo thuốc chưa đủ mạnh nên khiến bụng sôi và có triệu chứng muốn đi tả (đại tiện), Lãn Ông tiếp tục sắc thuốc cho uống. Lúc sau đứa bé đau bụng và đi tả hai lần, thải ra toàn thịt bò và cơm nếp chưa tiêu, rồi các chứng tiêu khát đều hết. 

Việc dùng thang thuốc công – phạt đã hiệu nghiệm, vấn đề còn lại là phải mau bồi dưỡng cho người bệnh. Lãn Ông điều một thang gồm 1 lạng Bạch truật, 2 đồng cân Hắc khương, 3 đồng cân Chích thảo, 5 phân Ngũ vị, tất cả đem sắc kĩ rồi pha nước Sâm cho bệnh nhân uống. Uống xong thì bệnh nhân không đi tả nữa và ngủ say, nửa đêm thức dậy thấy đói và đòi ăn. Người nhà mừng lắm, muốn cho đứa bé ăn cơm.

Lãn Ông ngăn lại, cho biết bệnh vừa dứt phải nên ăn cháo loãng mới dễ hấp thụ, không làm hại cơ thể thêm. Lãn Ông theo thang thuốc cũ, sắc lên rồi pha với sâm cho uống, hết thang thứ ba thì đứa bé tươi tỉnh trở lại, mọi bệnh như khỏi hết. Lãn Ông biết bệnh đã gần dứt, liền điều bài thuốc có tác dụng tăng cường khí khuyết, tráng kiện thân thể; sau hai thang thì đứa bé khỏi hẳn. 

Sự thật của bí phương

Người nhà bệnh nhân ai cũng tấm tắc khen phương thuốc bí truyền thật công hiệu. Hai ông bác và ông cậu còn ngỏ ý muốn mua thang thuốc ấy, đắt mấy cũng chịu. Lãn Ông lúc ấy mới thú nhận mình không có phương bí truyền nào cả, chỉ tuỳ người bệnh, loại bệnh để chế thuốc mà thôi. Hai vị lương y không tin, Lãn Ông cho họ xem bã thuốc, toàn là các thứ quen thuộc, họ càng tò mò hơn về cách chữa của ông.

Bìa sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh
Bìa sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Lúc ấy Lãn Ông mới giải thích cặn kẽ: “Tổn thương về ăn uống là bệnh thực thuộc hữu hình. Hiện nay hiền sanh (chỉ đứa bé) vừa ốm dậy, vị âm chưa trở lại, tì dương chưa được mạnh, lại ăn thịt bò, cơm nếp tính nóng và trệ, cho nên không tiêu, trung tiêu nóng uất, tân dịch khô cạn, không tản tới tì, không đưa tới phế, cho nên sinh chứng tiêu khát, chính như trong Thương hàn luận nói:

“Hạ mau để cứu thận thuỷ là cái cơ bảo tồn tân dịch còn mảy may”, cũng là ý đó. Lại như Vương Thúc Hoà nói: “Bệnh hư tí thành chứng chứng tiêu trung thì chữa bằng thang “Điều vị thừa khí””, Nội kinh nói: “Tà khí thịnh thì là chứng thực, bệnh cấp phải chữa ngọn trước, cũng giống như dẹp giặc rồi sau mới yên ủi lương dân”, đó cũng là nghĩa dùng công làm bổ.

Vì tà khí mạnh không trừ đi, chính khí còn ít thì khó trở lại, cho nên đấng hiền triết đã nói rõ về đuổi tà để khôi phục chính khí, tôi đâu dám lấy ý kiến không bằng cứ mà coi nhẹ mạng người, để làm cách thử thách cầu may?”.

Hai vị lương y nghe xong đều rất khâm phục trước kiến giải cao minh và cách vận dụng nguyên lí điều trị bệnh nhuần nhuyễn trong từng trường hợp cụ thể của Lãn Ông. Họ bảo người nhà sắm sửa lễ vật rất hậu để cảm tạ, sai đứa cháu mới khỏi bệnh ra lạy tạ mà nói: “Ơn tái sinh này, trọn đời không quên được”.

Hải Thượng Lãn Ông không ghi rõ nhưng sau lần chữa bệnh không hẹn trước này, hẳn rằng ông và người bạn họ Trần sẽ có những buổi tối ngắm cảnh xướng hoạ thật an lòng và thảnh thơi bên thắng cảnh Hồ Tây của chốn đế đô hoa lệ.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...