Đảm bảo hậu cần tốt nhất cho tuyến đầu chống dịch ở Sân bay Nội Bài ​

2 phòng đầu Đông, 2 phòng đầu Tây nhà ga T2 và 1 phòng tại cánh B Nhà ga T1 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được dùng làm nơi kiểm tra dịch tễ đối với hành khách.
2 phòng đầu Đông, 2 phòng đầu Tây nhà ga T2 và 1 phòng tại cánh B Nhà ga T1 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được dùng làm nơi kiểm tra dịch tễ đối với hành khách.
(PLVN) - Các phòng cách ly ở nhà ga T1, T2 cùng một cơ số vật tư y tế cần thiết đã được Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài bố trí sẵn để cùng các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phân loại dịch tễ trong những ngày khó khăn nhất nơi tuyến đầu chống dịch.

Ngay từ khi chưa có chỉ đạo về việc bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng (16/3), việc nhắc nhở hành khách vẫn được tiến hành thường xuyên tại các sân bay. Tuy nhiên đại diện Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, nhiều khi vẫn gặp các hành khách không hợp tác vì cho rằng, họ khỏe mạnh, họ bị nhiễm bệnh cũng… không sao.

Trước những trường hợp không hợp tác, từ ngày 14/3, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã ban hành chỉ thị yêu cầu cụ thể về việc đeo khẩu trang của hành khách. Theo đó, ngoài việc nhắc nhở hành khách đeo khẩu trang, các cảng hàng không phải phối hợp với các hãng hàng không thông báo cho hành khách đi máy bay phải đeo khẩu trang khi đi qua cảng hàng không, đồng thời cấp phát miễn phí cho những hành khách không có khẩu trang (đặc biệt là hành khách quốc tế đến).

Ngoài ra, các Cảng hàng không tiến hành xây dựng bản tin phát thanh và thực hiện phát thanh nhắc nhở, tuyên truyền hành khách, đồng thời bố trí các bảng hướng dẫn, khuyến cáo việc đeo khẩu trang cho hành khách đi máy bay tại các nơi dễ nhận biết của nhà ga.

Chỉ thị cũng yêu cầu, đối với các Cảng hàng không có khai thác quốc tế, Giám đốc Cảng hàng không có trách nhiệm thông báo đến các hãng hàng không nước ngoài có chuyến bay đến Việt Nam về quy định bắt buộc hành khách phải đeo khẩu trang khi nhập cảnh Việt Nam.

Nhân viên ACV phát suất ăn miễn phí cho khách nhập cảnh chờ kiểm tra y tế tại Nội Bài.
Nhân viên ACV phát suất ăn miễn phí cho khách nhập cảnh chờ kiểm tra y tế tại Nội Bài. 

Thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội) cho thấy, trong 3 ngày (từ 14-16/3/2020 có 1.280 hành khách đến từ vùng dịch (trong đó có 1.256 khách quốc tịch Việt Nam và 24 khách quốc tế) đã được chuyển đi cách ly tập trung.

CDC Hà Nội cũng cho hay, từ ngày 14/3/2020, tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam đến từ vùng dịch đã và sẽ được tiến hành cách ly ngay tại cửa khẩu, bao gồm cả hành khách Việt Nam. Hiện nay đã triển khai khai báo y tế bắt buộc tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam.

Sau khi hoàn thành khai báo y tế, hành khách đi qua khu vực có máy đo thân nhiệt tự động để ra khu vực làm thủ tục nhập cảnh.

Tại đây, Công an cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ kiểm tra hộ chiếu hành khách, nếu phát hiện hành khách có đi qua vùng có dịch sẽ chuyển cho kiểm dịch y tế. Lúc này, Kiểm dịch y tế sẽ kết hợp thông tin từ Công an cửa khẩu và thông tin từ tờ khai y tế để quyết định việc cách ly y tế.

Nếu khách thuộc diện cách ly sẽ tập trung tại khu vực riêng trước khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh để cơ quan chức năng đưa đi cách ly. Các trường hợp hành khách sốt khi qua kiểm tra máy đo thân nhiệt sẽ được khám, chẩn đoán lâm sàng và chuyển đến bệnh viện để cách ly. Hành lý ký gửi của hành khách sẽ được cơ quan chức năng chuyển đến nơi cách ly.

Đại diện Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho hành khách trong lúc chờ làm các thủ tục sàng lọc y tế, lấy mẫu xét nghiệm, Cảng đã cung cấp các suất ăn, nước uống miễn phí cho hành khách.

Theo số liệu, riêng ngày đầu tiên CDC Hà Nội áp dụng xét nghiệm đối với khách nhập cảnh (15/3/2020), Cảng này đã phục vụ hơn 800 suất ăn, nước uống cho khách nhập cảnh chờ làm xét nghiệm tại Nhà ga hành khách T2…

Đại diện Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cũng cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, đơn vị đã bố trí khu vực cách ly (2 phòng đầu Đông, 2 phòng đầu Tây nhà ga T2, 1 phòng tại cánh B Nhà ga T1) cho hành khách đến từ hoặc đi qua vùng dịch cần kiểm tra dịch tễ.

Tại các phòng cách ly, Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đã bố trí ghế ngồi, giường và phục vụ nước uống, khẩu trang y tế và nước rửa tay sát trùng để hành khách sự dụng trong khi ngồi chờ phân loại dịch tễ.

Ngoài ra, Cảng này cũng phối hợp với CDC Hà Nội đặt các máy kiểm soát thân nhiệt tại các nhà ga và phun thuốc khử trùng thường xuyên tại tất cả các khu vực của sân bay cửa ngõ này.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.