4 “bí kíp” giúp vùng kín hồi phục nhanh sau sinh

4 “bí kíp” giúp vùng kín hồi phục nhanh sau sinh
(PLO) -Sau mỗi lần “vượt cạn”, vùng kín thường bị tổn thương không ít nên cần được chăm sóc cẩn thận để tránh viêm nhiễm và sớm lấy lại kích thước.

Sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 3-4 giờ để tránh viêm nhiễm. Tùy từng người mà sản dịch sẽ ra 1-2 tuần hoặc có thể lên đến 20 ngày mới dứt. Chị em cần chú ý nếu sau sinh 3-4 ngày vẫn ra sản dịch đỏ tươi hoặc ra rất ít sản dịch, cần báo ngay cho bác sĩ vì đây là những dấu hiệu bất thường.

Chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín một cách nhẹ nhàng, không nên dùng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, trừ khi đó là dung dịch rửa vết khâu tầng sinh môn được bác sĩ chỉ định. Sau khi rửa, dùng khăn bông sạch để thấm khô, tuyệt đối không dùng khăn ướt hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm để lau vì hóa chất trong các loại khăn này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

me
Sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 3-4 giờ để tránh viêm nhiễm.

Tập Kegel

Bài tập Kegel không chỉ tốt cho giai đoạn mang thai mà còn rất có ích cho quá trình phục hồi sau khi sinh. Cụ thể, bài tập Kegel làm tăng độ săn chắc của các cơ vùng chậu, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại ham muốn tình dục như trước khi sinh cũng như tránh được những rắc rối dễ gặp ở phụ nữ sau sinh như són tiểu, đau khung xương chậu,… Do đó, mẹ đừng nên bỏ qua bài tập đơn giản nhưng hiệu quả này nhé.

Thử hình dung khi bạn đang đi tiểu mà muốn ngăn dòng tiểu lại. Lúc này các cơ làm nhiệm vụ co thắt để ngăn dòng tiểu chính là cơ vùng chậu. Bài tập Kegel đơn giản nhất chính là co thắt các cơ này. Lưu ý chỉ tập Kegel khi bàng quang rỗng để không gặp phải tác dụng ngược làm suy yếu vùng chậu và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Cố gắng tập 3-4 lần/ngày, chỉ sau một tháng, bạn sẽ thấy ngay kết quả.

Lưu ý khi đi tiểu

Với những chị em phải rạch tầng sinh môn, khi đi tiểu có thể có cảm giác đau rát ở vết rạch cũng như nước tiểu thấm vào dễ gây nhiễm trùng, vì vậy, chị em nên vừa đi tiểu vừa dùng vòi hoa sen xả nhẹ. Sau khi đi vệ sinh và rửa sạch sẽ, cần dùng khăn bông thấm khô vì khu vực này rất dễ ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng cho tình trạng viêm nhiễm phát triển. Còn nếu bị bí tiểu, chị em có thể thử chườm nóng kết hợp massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới.

Cố gắng đi lại thường xuyên

Sản phụ sau sinh không được nằm bất động một chỗ mà nên đi lại nhẹ nhàng để giúp sản dịch dễ dàng thoát ra ngoài cũng như vết rạch tầng sinh môn mau lành. Tuy nhiên, tất cả cử động phải từ tốn, chậm rãi, chẳng hạn khi ngồi dậy phải từ từ, hít thở đều, đứng lên ngồi xuống phải chầm chậm để không bị chóng mặt. Khi chóng mặt thì không nên đi lại để tránh bị choáng, ngất. Cuối cùng, mẹ lưu ý tuyệt đối không được khuân vác đồ nặng trong thời gian 1-2 tháng sau sinh đâu nhé, việc này sẽ dễ dẫn đến sa tử cung cũng như rất có hại cho sức khỏe của mẹ sau này./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.