Sống khỏe nhờ tập khí công

Sức khỏe của chị Hà được cải thiện nhờ tập luyện khí công
Sức khỏe của chị Hà được cải thiện nhờ tập luyện khí công
(PLO) -Chị Nguyễn Thanh Hà (SN 1975)- hiện công tác tại Viện Khoa học Thể dục Thể thao TP Hà Nội. Bị  bệnh hen, viêm phế quản từ nhỏ khiến sức khỏe của chị yếu đi nhiều. Nhiều lần bệnh tái phát nặng, chị phải nhập viện cấp cứu. Nhưng giờ sức khỏe của chị Hà đã được cải thiện rất tốt, đẩy lùi được căn bệnh nhờ tập luyện khí công Himalaya.

Cơ duyên

Trao đổi với phóng viên, chị Hà cho biết, từ khi còn nhỏ sức khoẻ của chị đã không được tốt, sức đề kháng trong cơ thể kém nên chị thường xuyên ốm yếu, dặt dẹo. Năm 6 tuổi, chị Hà đi khám thì được các bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh hen, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản. Mỗi lần bệnh tái phát, cơ thể yếu ớt của chị không đủ sức chống chịu gia đình lại phải đưa đi nhập viện và dùng thuốc Tây điều trị. 

Năm 17 tuổi, căn bệnh có những chuyển biến xấu hơn, chị Hà thường xuyên khò khè, khó thở, thở dốc. Các bác sĩ khuyên chị sử dụng bình xịt phòng hen tránh trường hợp cơn hen tái phát bất ngờ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng đây chỉ là giải pháp tức thời, không có tác dụng điều trị dứt điểm các cơn hen.

Căn bệnh cứ đeo đẳng, bám riết nên trong thâm tâm chị nghĩ mình sẽ phải chung sống với “cơn lũ” bệnh suốt đời. Chị Hà kể, khi chị lập gia đình và mang thai bé gái đầu lòng, 9 tháng mang thai là khoảng thời gian khó khăn nhất với chị khi chị ho ròng rã suốt 5 tháng, sụt sịt 7 tháng, chị đã đi khám và sử dụng thuốc nhưng hầu như chỉ thuyên giảm trong quá trình dùng, khi hết thuốc bệnh lại quay trở lại.

Những năm sau đó, sức khoẻ chị Hà càng yếu hơn, hễ thay đổi thời tiết là chị lại ốm, ngoài ra chị còn bị thêm chứng bệnh đau đầu, gai đôi đốt sống lưng L5, L7 và viêm da cơ địa. Mỗi lần bệnh đau đầu tái phát chị phải dùng thuốc giảm đau để khống chế cơ đau.  

Năm 2013, chị tham gia tập Yoga để cải thiện sức khoẻ nhưng tập được một thời gian lưng vẫn đau và không có chuyển biến nhiều, phần khác do bận rộn công việc gia đình nên chị nghỉ tập.

Tháng 4/2014 bố chị Hà bị tai biến và bệnh tiểu đường phải nhập viện. Khoảng thời gian chăm bố, chị Hà thấy dù chưa đến 40 tuổi nhưng mỗi lần giúp bố di chuyển chị lại cảm thấy rất mệt. Mong muốn có sức khoẻ tốt để chăm sóc bố và không để người thân lo lắng cho sức khoẻ của mình càng cháy bỏng trong chị. 

Cùng thời điểm này, chị Hà được một người bạn trên mạng xã hội Facebook khuyên chị nên đi tập khí công Himalaya. Sau thời gian tìm hiểu qua mạng, chị Hà inbox (kết nối) ngay cho thầy dạy và đăng ký tham gia lớp học khí công địa điểm tập tại Đại học Luật Hà Nội.

Chị Hà kể, thời gian đầu để làm quen với khí công chị đăng ký lớp học dạy các bài cơ bản như bài: Vạn bộ trường sinh, thời gian tập từ 19h30 và kết thúc lúc 21h. Ngoài thời gian tập trên lớp, chị Hà còn rèn luyện cho mình thói quen tự tập ở nhà, hầu như hôm nào chị cũng dậy từ 4h sáng để tập hết 5 bài tập khí công Himalaya.

Chị Hà tập khí công cùng bạn
Chị Hà tập khí công cùng bạn

Sức khoẻ được cải thiện

Sau một thời gian kiên trì tập luyện khí công, sức khoẻ của chị Hà đã có những chuyển biến tích cực. Chị Hà vui mừng kể, trước đây chị mắc chứng đi tiểu đêm nhiều lần, có đêm chị đi 4 đến 5 lần. Nhưng sau khi tập khí công chứng tiểu đêm hoàn toàn mất.

Bệnh đau nửa đầu, viêm mũi không còn nữa, gai đôi đốt sống lưng hết hẳn, bệnh hen chị Hà mắc hơn 30 năm nay đỡ rất nhiều. Đến nay chị Hà không còn sử dụng thuốc đau đầu để khống chế hay bình xịt mũi nữa.

Chị Hà cho biết, không chỉ sức khoẻ của chị được cải thiện mà cảm xúc hay chỉ số hạnh phúc của chị cũng tốt hơn. Nếu trước đây chị hay cáu gắt các con thì bây giờ chị Hà đã biết điều tiết cảm xúc của mình. Cuộc sống vợ chồng trước đây hay mâu thuẫn, chị hay ghen tuông và có tình tò mò nhưng từ khi đến với khí công, cuộc sống gia đình chị Hà trở nên hạnh phúc, vui vẻ hơn. 

Với đồng nghiệp, nếu trước đây chị thường xuyên tranh cãi để giành phần thắng cho riêng mình thì giờ đây chị biết nhẫn nhịn và trở thành chuyên gia tâm lý đưa ra nhiều lời khuyên hợp lý cho họ. Thậm chí, có những người bạn “cá biệt” không ai chơi cùng, chị Hà vẫn chơi vui vẻ khiến bạn bè chị không khỏi ngạc nhiên. 

Trước đây, chị Hà thường có cái nhìn không mấy thiện cảm với những người xa lạ, có hoàn cảnh khó khăn thì giờ đây chị trở nên thấu hiểu và đồng cảm hơn với họ, chị luôn muốn giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong khả năng của mình. Những người bạn lâu ngày không gặp, họ không ngớt lời khen chị trẻ, khoẻ và trở nên xinh đẹp hơn so với độ tuổi U40.

Hơn hết, chị Hà thấy bản thân đã trở nên vui vẻ, lạc quan hơn không còn những lo sợ hay tự ti trước bệnh nữa. Giờ tinh thần thoải mái, chị Hà biết tận hưởng cuộc sống hơn. Ngồi tiếp chuyện cùng chúng tôi, điện thoại của chị Hà liên tục gieo lên từ bạn bè hẹn nhau cùng đi chụp ảnh cuối tuần.

Khí công đã làm thay đổi con người chị Hà, chị không còn thu mình xung quanh bốn bức tường nhà nữa mà thay vào đó là những buổi giao lưu, có những buổi đi dã ngoại cùng các anh, chị, em tham gia tập khí công.

“Nhận thấy khí công có tác dụng tốt, cách tập đơn giản mà hiệu quả nên tháng 10/2015 tôi trao đổi tình hình về bệnh của bố mình. Thầy giáo dạy khí công rất nhiệt tình, qua nhà thăm và khuyên tôi nên dạy bố bài Trường Xuân Công. Tôi hướng dẫn và cùng bố tập luyện. Lạ kì là chỉ sau 4 ngày, bố tôi có rất nhiều chuyển biến, rõ rệt nhất là giấc ngủ”. 

“10 năm qua, gần như đêm nào bố tôi cũng ngủ không ngon giấc vì các cơn đau hành hạ. Trước đây bố tôi không đi được, xoay người cũng cần người giúp thì sau 40 ngày chăm chỉ tập khí công Himalaya bố tôi đứng được khá tốt khoảng 10 đến 15 phút và tập được thức 5,6,7,8 của bộ "Trường Xuân Công”. Hiện giờ, chỉ số đường huyết của ông đã trở về bình thường, cử động dễ dàng và có thể ngồi cả ngày mà không cần sự trợ giúp”, chị Hà chia sẻ.

Khí công Himalaya, đến với chị Hà như một cái duyên. Chị Hà đem niềm vui chia sẻ với bạn bè và “dụ dỗ” họ tập cùng. Hàng ngày, thời gian rảnh rỗi chị Hà lại cùng bạn bè đến công viên tập luyện tập khí công.

Đặc biệt khí công ngày càng thu hút chị Hà hơn, chị say mê và yêu thích khí công ngay cả trong những giấc mơ của mình. Còn nhớ có lần trong giấc mơ chị thấy mình đang dạy khí công cho hai ông hàng xóm bài Vạn Bộ Trường Sinh, thậm chí còn quát các ông vì tập không đúng kỹ thuật.

Chị Nguyễn Thanh Hà tập khí công vào sáng sớm.
Chị Nguyễn Thanh Hà tập khí công vào sáng sớm.

Để có một sức khoẻ tốt, chị Hà luôn mang trong tâm mình lời cảm ơn sâu sắc đến môn phái, cảm ơn thầy dạy đã giúp chị thay đổi tư duy. Bởi không phải ai sinh ra cũng được khoẻ mạnh, để tập được khí công bản thân người tập phải thay đổi tư duy để hướng tới khí công.

“Tôi nghĩ hạnh phúc và thành công là hành trình mình trải qua. Bản thân làm được gì cho gia đình, cho cộng đồng thì đều cần sức khoẻ. Để có một sức khoẻ tốt có nhiều cách tập luyện như: Yoga, ngồi thiền… Nhưng với tôi, chìa khoá đẩy lùi bệnh tật, thay đổi cảm xúc và con người tôi là khí công Himalaya”, chị Hà vui vẻ cười nói.

Trao đổi với phóng viên, thầy Trần Hoài Văn- CLB khí công Himalaya cho biết, học viên tập luyện bài “Vạn bộ trường sinh” có tác dụng làm lành mạnh thận âm và thận dương, khắc phục các chứng bệnh về xương khớp (do thận chủ trị về xương khớp), các chứng đau mỏi lưng, tiểu đêm… Bài “Trường xuân công” có tác dụng đã thông khí huyết, kinh mạch toàn thân, có nhiều tác động hỗ trợ tốt cho chứng huyết áp thấp…

Mỗi ngày nên dành cho Khí công Himalaya ít nhất 45 phút đến một tiếng và không nên tập quá sức. Có thể tập được bất cứ lúc nào trong ngày trừ giai đoạn quá đói hoặc quá no. Tốt nhất nên tập vào sáng sớm, bạn sẽ có nguồn năng lượng đầy ắp cho cả ngày làm việc, hoặc tập sau giấc ngủ trưa. Đối với người huyết áp cao thì không nên tập một số bài vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.