Sống khỏe nhờ tập khí công Himalaya

Vợ chồng chị Kim Phương
Vợ chồng chị Kim Phương
(PLO) -Chị Nguyễn Thị Kim Phương (SN 1960) – hiện là trưởng ban kinh doanh của Bảo hiểm nhân thọ Vietin Aviva - từng bị bệnh ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung. Trải qua phẫu thuật cùng 12 đợt truyền hóa chất sức khỏe của chị cũng tạm thời ổn định. Nhưng để kiểm soát, ngăn cản ung thư tái phát lại là một thách thức khác.
 

 

Những ngày tháng suy sụp

Vừa mới sang đầu năm 2017 nhưng công việc tới tấp khiến chị Phương gần như lúc nào cũng bị cuốn theo. Phải mất mấy lần hẹn, chúng tôi mới có dịp ngồi trò chuyện với chị vào một buổi chiều tại toà nhà Lotte (đường Tây Sơn, Hà Nội). Gặp chúng tôi, chị Phương nở trên môi nụ cười rạng rỡ, tươi vui và đầy năng lượng. 

Chị Phương cho biết, chị là người có lối sống lành mạnh, rất ít khi ốm đau, hàng ngày chị vẫn tập luyện thể dục thể thao đều đặn nên không bao giờ nghĩ sức khỏe của mình lại có lúc rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 

Dịp Tết năm 2014, chị Phương thấy bản thân có dấu hiệu thay đổi, đi tiểu nhiều lần trong ngày, bụng thường xuyên đau âm ỉ. Chị tìm đến Đông y và uống 30 thang thuốc thì thấy sức khoẻ ổn định lại. Nhưng sau khi hết thuốc, các triệu chứng bệnh quay trở lại khiến chị Phương khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, chị Phương bắt đầu có những linh cảm xấu.

“Ngày 9/3/2014, tôi đi kiểm tra sức khoẻ. Sau khi làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm… và cuối cùng là nội soi. Qua màn hình nội soi dạ dày, qua hậu môn đến đại tràng Sigma, tôi thấy một khối sùi sùi như gốc cây, và thâm đen khiến tôi cảm thấy hoảng loạn khóc ngất đi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, tôi mơ hồ nhưng vẫn nghĩ ung thư chỉ người khác chứ không thể với tôi. Không ngờ, 3 hôm sau, bác sĩ kết luận tôi bị ung thư đại tràng giai đoạn 3”, chị Phương kể lại.

Trước khi bị ung thư đại tràng chị Phương còn sống chung với căn bệnh ung thư cổ tử cung hơn 5 năm. Trong thời gia mang bệnh, bản thân chị luôn sống trong trạng thái lo âu, thấp thỏm. Hàng ngày, chị vẫn dùng thực phẩm chức năng để điều trị bệnh nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. 

Từ khi đón nhận hai “bản án”, chị Phương gần như suy sụp, tâm trang hoảng loạn nên chị mắc thêm bệnh rối loạn tiền đình. Dây thần kinh bị chèn ép, máu không lưu thông khiến chị Phương thường xuyên bị đau đầu. Vốn bị bệnh huyết áp cao nên khi biết bệnh, chị Phương hay cáu gắt, hay cãi nhau với mọi người dù chỉ là những va chạm nhỏ.

Hơn 1 tuần sau, chị Phương quyết định mổ 2 khối u để đấu tranh giành quyền sống. Sau hơn 4 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ khối u đại tràng dài 13,5 cm và một khối u ở cổ tử cung bao gồm 16 hạch lớn nhỏ.

 “Sau hai ngày hôn mê, tôi tỉnh dậy với một cơ thể yếu ớt, xung quanh người rất nhiều ống dẫn truyền. Tôi cảm thấy rất khó chịu và không ăn uống được gì. Về nhà được 4 ngày, tôi quay trở lại viện truyền hóa chất, tôi truyền 12 đợt trong vòng 3 tháng. Mỗi đợt truyền tổng cộng 13 chai, riêng hóa chất là 11 chai, có những chai phải 9 tiếng mới hết.

Chị Kim Phương tập luyện khí công
Chị Kim Phương tập luyện khí công

Trong thời gian truyền hoá chất, tôi đau đớn, ăn vào lại nôn. Đến đợt truyền thứ 5, mạch máu trong cơ thể tôi bị vỡ, tôi vẫn cố gắng truyền hết 12 đợt. Sau quá trình truyền hoá chất, tôi giảm đi 20kg, người tôi chỉ còn da bọc xương, tóc rụng hết. Kết quả ác xét nghiệm cho thấy căn bệnh ung thư tạm ổn, nhưng để ngăn cản ung thư tái phát là điều không dễ dàng”, chị Phương tâm sự.

Sống trong tâm thế bi quan, lo lắng bệnh tái phát. Chị Phương nghe con gái nói về khí công Himalaya có tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Lúc này, chị Phương nghĩ khí công là đấm đá, võ thuật như những bộ phim hành động. Sau đó, chị Phương quyết định gọi cho thầy Văn (giáo viên khí công) và xin vào lớp học khí công.

Đầu năm 2015, chị Phương bắt đầu tham gia tập khí công. Bài học đầu tiên mà chị Phương được học là bài Vạn bộ trường sinh. Đến lớp với thân hình gầy gò và sợ chết, chị Phương đã gặp nhiều khó khăn trong các động tác. Tuy nhiên, chị Phương vẫn cố gắng tham gia tập đều 3 buổi/ tuần ở lớp và tự tập hàng ngày ở nhà.

Đẩy lùi ung thư 

Ngay từ buổi tập luyện đầu tiên khi đến với khí công Himalaya, giấc ngủ của chị Phương đã được cải thiện. Nếu trước đây, chị ngủ không sâu giấc, một đêm đi tiểu 3-4 lần thì hôm đầu tiên chị đã ngủ trọn giấc và không đi tiểu đêm. 

Nhận được kết quả tốt, chị Phương đăng ký thêm thành 5 buổi/ tuần để thay đổi bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Những bài cơ bản trên lớp với những tín hiệu tốt lành, sức khỏe cải thiện rõ rệt, chị vui mừng thầm nghĩ: “Sống rồi ! Còn lâu mới chết nhé !”.

“Thế rồi, mình tập luyện đều đặn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng... Năm lại qua năm, nắng nóng chẳng sợ, mưa rét chẳng nhụt chí. Buổi sáng, sau khi khởi động 5 thức x 21 lần, rồi điểm tâm khoảng 35-40 bộ: Vạn bộ trường sinh, kết thúc bằng ngồi vẫy chân kiểu con bướm 800-1000 lần.

Ăn xong bữa trưa khoảng 45 phút, rồi tập bài: Ngũ hành động công và 70% động tác của Trường xuân công. 3 tháng, thầy lại cho bài tập mới. Cứ như vậy, tôi không còn thời gian để mà buồn, mà lo sợ chết, mà giận hờn ai nữa...” chị Phương tâm sự.

Trước đây, sau khi kết thúc đợt hoá trị chỉ số CAE là 4,1 (CEA là một dấu hiệu sinh học ung thư-PV), bác sĩ khuyên chị Phương cố gắng tập luyện thể dục, có chế độ ăn hợp lý để khi khám lại chỉ số này phải tiếp tục giảm, chứ không phải dưới 5 là an toàn. Sau hơn một tháng tập khí công Himalaya, chị Phương tiến hành làm xét nghiệm, chỉ số CAE giảm xuống còn 3,8. Tháng 12/2016 chỉ số này là 2,1. 

Không những đẩy lùi được căn bệnh ung thư, chứng bệnh huyết áp cao, rối loạn tiền đình chị Phương cũng hoàn toàn mất hẳn. Tập khí công còn giúp cơ địa của chị Phương thay dổi, da chị đẹp hơn (da sáng, lỗ chân lông nhỏ), mắt cũng sáng hơn rất nhiều. 

“Khí công khiến tôi điềm tĩnh, bớt nóng nảy. Nó còn làm cho nội tiết của phụ nữ cải thiện rõ rệt. Tôi đã mãn kinh, từng phẫu thuật cắt bỏ khối u ở tử cung nên tôi chẳng khác gì một người đàn ông. Lúc trước, tôi rất sợ mỗi khi “gần chồng” nhưng giờ chuyện chăn gối đã được cải thiện đáng kể khiến chúng tôi cảm thấy quý trọng nhau mỗi ngày”, chị Phương chia sẻ.

Sức khoẻ vợ chồng chị Phương ổn định
Sức khoẻ vợ chồng chị Phương ổn định

Theo lời chị Phương, anh Phan Chí Kiên (SN 1960-chồng chị), là một tấm gương tập khí công Himalaya. Trước đây, mỗi khi trái gió trở trời, khiến anh Kiên bị đau, nhức xương khớp, thậm chí sáng ngủ dậy không nhấc được tay lên. Nhưng sau thời gia tập luyện cũng vợ chứng đau xương khớp khỏi lúc nào không biết.

Đến nay, chị Phương vẫn chăm chỉ tập luyện khí công để chữa bệnh và nâng cao thể lực bản thân. Bằng cách chứng minh tính hữu dụng của khí công Himalaya trong việc chữa bệnh nan y và thuyết phục người thân, bạn bè đồng nghiệp tập luyện để thấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa: yêu thương và cho đi nhiều hơn, sống lạc quan yêu đời. 

Trao đổi với phóng viên, thầy Trần Hoài Văn cho biết, các học viên khi tìm đến khí công Himalaya đều đang mắc phải một số bệnh nan y. Trong đó có cả trường hợp bị ung thư vòm họng, ung thư đại tràng…Tham gia tập một thời gian, các xét nghiệm định kì của họ đểu rất khả quan. Khí công Himalaya luôn tự nhận là một môn bổ trợ cho y học, giúp học viên tập luyện để nâng ccao sức khoẻ.

“Đã hơn 2 năm qua, tôi được sống trong bầu không khí tập luyện, được hít, nhíu, nín, hơn hết được “cứu rỗi” bởi khí công Himalaya. Giờ nhìn lại, thấy bản thân mình thật hạnh phúc, thấy cuộc đời cho mình quá nhiều. Tôi tự thấy bản thân thay đổi, tốt đẹp lên về mọi mặt. Cuộc sống đã tái sinh trở lại khi tôi đặt bước chân của mình vào lớp U (lớp tập khí công-PV) năm ấy”,chị Phương cười nói. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.