Thời gian qua, có nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá liên tục, trong đó sữa, thuốc chữa bệnh có sức tăng “nóng” nhất. Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), với đợt tăng giá diễn ra vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, tỉ lệ tăng giá sữa trên thị trường Việt Nam trong năm 2010 có khả năng vượt trên con số 10%. Liệu mức tăng giá này có hợp lý, khi giá sữa trên thị trường thế giới hiện chưa tăng đến mức 4.500USD/tấn như dự báo cũng như giá đỉnh điểm trước đây. Vào thời điểm này, giá sữa tại các sàn giao dịch thế giới đang dao động từ 3.500-3.700 USD/tấn cho sữa nguyên kem. Bên cạnh đó, tỉ giá USD trong thời gian gần đây cũng không biến động nhiều đến mức các nhà phân phối, kinh doanh phải điều chỉnh giá sản phẩm 5-10%. Theo tính toán với mức giá nguyên liệu và thuế suất nhập khẩu như hiện nay thì việc các hãng sữa tăng giá trên 10% từ đầu năm đến nay là quá cao.
Khách hàng chọn mua sữa tại siêu thị BigC Ảnh: Duy Lân |
Còn đối với mặt hàng thuốc, sau đợt tăng giá thuốc hàng loạt vào đầu tháng 4 thì từ đầu tháng 7 đến nay, thị trường thuốc vào đợt tăng giá mới. Khảo sát cho thấy, có rất nhiều loại thuốc trên thị trường tăng giá, thậm chí có mức tăng rất đáng kể, từ 5%-10%, như kháng sinh Amoxicilin, Loperamide, Anben, Eganin....Nhiều mặt hàng thuốc sản xuất trong nước cũng tăng giá từ 2% - 20% như vitamin B, 3B, thuốc trị viêm đường hô hấp Pharcoter, Neomydexa, Cevit, nhiệt miệng PV… Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), hiện nay thị trường dược phẩm trong nước ước tính nhập khẩu khoảng 90% nguyên liệu sản xuất và 50% mặt hàng thuốc. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược trong nước cho biết, trong thời gian tới, giá thuốc chữa bệnh sẽ còn nhiều biến động bởi tỷ giá và chi phí đầu vào đang có xu hướng tăng cao.
Dẫu biết trong kinh tế thị trường, việc tăng giá hay giảm giá là chuyện bình thường. Cơ quan quản lý và thị trường phải tự điều tiết. Nếu cơ quản lý điều tiết bằng chính sách vĩ mô thì thị trường điều tiết bằng quy luật cung cầu và vì thế không có loại hàng hóa nào luôn tăng và tăng giá cao trong thời gian dài. Tuy nhiên vấn đề ở đây là trong suốt thời gian qua, giá sữa Việt
Trước phản ứng của người tiêu dùng, cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc. Các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sản xuất, nhập khẩu, đăng ký và niêm yết giá sữa trên thị trường được tiến hành cùng với đó là các giải pháp bình ổn giá được đưa ra. Tuy nhiên, việc giá sữa tăng cao trong thời gian qua, cho thấy đã xuất hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý. Pháp lệnh Giá quy định: trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động, thì cơ quan chức năng mới có quyền áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi lần điều chỉnh, các hãng sữa chỉ tăng khoảng 7-10% giá bán (vẫn nằm dưới mức quy định 20%!). Do vậy, cơ quan quản lý không thể can thiệp trước “nạn” giá sữa tăng đột biến.
Tương tự, thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước về giá thuốc dùng cho người hiện bộc lộ nhiều bất cập. Thông tư 11 quy định, giao cho các cơ sở: sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc tự kê khai giá bán buôn, bán lẻ dự kiến. Cơ quan quản lý Nhà nước về giá thuốc không thực hiện việc phê duyệt giá thuốc do các cơ sở tự kê khai mà chỉ thực hiện giám sát việc kê khai và kê khai lại giá thuốc. “Trường hợp phát hiện giá thuốc kê khai chưa hợp lý thì Cục Quản lý Dược Việt
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban bảo vệ người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh), cần phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng sữa, đặc biệt là những thành phần của sữa vì theo như quảng cáo thì các thành phần này rất tốt cho sức khoẻ, nhưng trên thực tế thì khó kiểm soát. Do đó Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế) nên vào cuộc để kiểm tra và làm rõ những vi chất này được bổ sung vào sữa có đúng với công dụng như thế không, và uống bao nhiêu là đủ.
Trong vấn đề quản lý giá thuốc, nhiều ý kiến cho rằng, nên đưa ra quy định về giá tối đa để dễ quản lý việc tăng giá thuốc, tuy nhiên việc này không mang tính khả thi vì lượng thuốc trên thị trường rất lớn với nhiều mặt hàng, các sản phẩm đều khác nhau về hàm lượng, hoạt chất, quy cách đóng gói, ... nên việc đưa ra giá tối đa rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến khác cho rằng, nên tập trung quản lý công tác đấu thầu thuốc ở các cơ sở khám chữa bệnh công lập vì nơi đây tập trung trên 80% các đối tượng dùng thuốc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bất hợp lý.
Được biết, thời gian tới cơ quan chức năng sẽ tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành để sửa đổi các quy định trong Thông tư 104 theo hướng: không phân biệt thời gian tối thiểu 15 ngày và quy định 20% mỗi lần tăng giá bán lẻ mà căn cứ vào chi phí đầu vào. Trong trường hợp các hãng sữa tăng giá bán một cách vô lý, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và áp dụng các biện pháp yêu cầu giảm giá.
Quang Toàn