Số phận hẩm hiu của người dân ở 'làng bán thận'

Những vết thẹo mổ thận của những người đàn ông làng Hokse.
Những vết thẹo mổ thận của những người đàn ông làng Hokse.
(PLO) -Đó là ngôi làng được mệnh danh là “ngôi làng có một quả thận”, lý do là bởi hầu hết người dân trong làng đều mang thận của mình đi bán để “mua nhà” và trang trải cho cuộc sống hàng ngày. 

Một bà mẹ có tên là Geeta, 37 tuổi, sống ở làng Hokse, Nepal đã kể lại cách bán một quả thận để mua cho gia đình một căn nhà, mặc dù giờ đây căn nhà đó đã bị một trận động đất phá hủy. “Hầu hết người dân trong làng đều đã bán thận của mình cho những kẻ buôn bán nội tạng. Họ thuyết phục chúng tôi bán một bên thận với giá chỉ 1,300 euro”, cô Geeta nói. 

Trở thành con mồi của bọn buôn bán nội tạng

Cô Geeta kể: “Suốt 10 năm qua, từ người dân trong làng đến những kẻ môi giới luôn tìm cách thuyết phục tôi bán thận, nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Đến khi tôi có 4 đứa con và mong muốn con được sống một ngôi nhà đàng hoàng, cuối cùng tôi đã đi cùng cô em chồng của mình-là một người làm môi giới thận- sang Ấn Độ và làm phẫu thuật cắt thận đem bán.

Việc phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 3 tiếng đồng hồ, nhưng tôi vẫn phải nằm viện tới 3 tuần sau đó. Khi tôi tỉnh dậy, tôi rất ngạc nhiên vì mọi thứ đã xong hết và tôi chẳng có cảm giác gì. Sau đó tôi được trả 200.000 rupee Nepal (1.300 euro) cho quả thận của mình”. 

Cô Geeta đã dành số tiền kiếm được từ việc bán thận để mua một lô đất trong làng và xây dựng một ngôi nhà bằng đá. Nhưng thật đáng buồn một trận động đất 7,8 độ Richer, diễn ra vào ngày 25/4/2015, khiến 8.800 người chết và làm bị thương ít nhất 23.000 người khác đã khiến ngôi nhà bằng xương máu của Geeta biến thành đống đổ nát.

Cô và 4 đứa con nhỏ của mình phải sống trong một căn lều tạm bợ siêu vẹo, được dựng lên bằng nilong, bạt và những tấm tôn. Giấc mơ có được một ngôi nhà để sinh sống của các con của cô đổ vỡ, không những thế cô còn bị mất một bên thận. 

Nhưng không chỉ riêng mình Geeta, hầu hết đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh của ngôi làng Hokse vì bị cám dỗ bởi tiền mà trở thành con mồi và nạn nhân cho bọn môi giới nội tạng ở Nepal. Những kẻ này thường xuyên lui tới ngôi làng để mồi chài, lôi kéo những người đang túng thiếu tiền bạc và dụ dỗ họ bán thận cho chúng.

Không những thế, chúng còn sử dụng những rất nhiều chiêu trò khác nhau và ép buộc người dân bán thận. Chúng thậm chí còn lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân mà nói rằng, một bên thận sẽ phát triển và mọc lại như bình thường. 

Hơn 7.000 quả thận bị bán mỗi năm

Sau trận động đất, vừa mất thận, mất nhà mà nhiều người trong làng bắt đầu chán nản và thường xuyên uống rượu để phần nào vơi đi nỗi đau của họ, nhưng cũng chính vì vậy mà sức khỏe của họ bắt đầu suy yếu. 

Không chỉ thế, kể từ sau trận động đất, việc buôn bán nội tạng càng ngày phát triển “như nấm mọc sau mưa”, biến Nepal thành một “ngân hàng thận”, bởi những người dân đã nghèo nay lại càng nghèo hơn do mất hết tất cả nhà cửa tài sản, họ dường như đã vào bước đường cùng và buộc phải bán đi quả thận thứ 2 của mình.

Các chuyên gia y tế dự đoán rằng, hoạt động bán thận sẽ ngày càng gia tăng và có khả năng tăng gấp đôi vào những năm tiếp theo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bất chấp pháp luật, ước tính vẫn có khoảng 10.000 hoạt động mua bán đang diễn ra ở “chợ đen”, số lượng tăng lên theo giờ và ước tính hơn 7.000 quả thận bị bán mỗi năm. 

Không những thế, hoạt động buôn bán nội tạng trở nên phức tạp hơn, những kẻ cò mồi vì đồng tiền mà sử dụng mọi thủ đoạn để có được thận, từ dụ dỗ những người cùng quẫn vì thiếu tiền, lừa dối họ rằng mất một bên thận cũng không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe, cho đến bắt cóc, ép buộc, thậm chí là sát hại nếu được trả rất nhiều tiền.

Một báo cáo cho biết những kẻ buôn bán nội tạng có thể sẽ chỉ trả cho người hiến thận 160 euro, nhưng sau đó sẽ bán cho người có nhu cầu với mức giá cao ngất ngưởng lên tới 6.500 euro.  

Một người phụ nữ bên căn lều tạm bợ, vì nhà bị động đất phá hủy.
Một người phụ nữ bên căn lều tạm bợ, vì nhà bị động đất phá hủy.

Nhắm cả vào trẻ em

Năm 2014, tờ Time đã đưa tin về trường hợp của Kenam Tamang, người đàn ông bị chính con rể của mình lừa gạt. Hắn hứa hẹn tìm cho ông Tamang một công việc tốt hơn ở Chennai, Ấn Độ, nhưng khi ông tới đó, chân tướng sự thật mới lộ ra.

“Tôi bị áp giải tới bệnh viện nơi họ đang chuẩn bị mổ lấy thận của tôi. Con rể nói tôi sẽ được trả một khoản tiền hậu hĩnh mà không bị tổn hại đến sức khỏe. Nó thậm chí còn bảo quả thận của tôi sẽ phát triển trở lại”, ông Tamang nói.

Hay như câu chuyện đáng sợ nhưng diễn ra khá phổ biến của ông Ganesh Bahadur Damai, một nạn nhân “bị cướp thận”. Damai đến Ấn Độ để tìm việc làm. Một hôm, ông được một nhóm người lạ chuốc rượu đến say khướt.

“Tôi bị họ tiêm một thứ gì đó vào người và tôi bị bất tỉnh trong một ngày. Khi thức dậy, tôi nằm trên giường bệnh và người ta đã lấy mất một quả thận của tôi”. Ba tháng sau đó, Damai nhận được 150 USD và được đưa về quê hương, nơi ông dùng số tiền này để mua một mảnh đất nhỏ để tiếp tục sinh sống.

Không chỉ người lớn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em bị khuyết tật cũng trở thành mục tiêu mà những kẻ buôn bán nội tạng nhắm đến. Điển hình vào tháng 5/2013, cô bé Gurkiren Kaur Loyal, 8 tuổi đã chết tại một bệnh viện ở Ấn Độ, và người nhà nghi ngờ rằng nguyên nhân cái chết của cô bé là do nhân viên y tế có ý định phẫu thuật lấy nội tạng của bé. 

Theo luật sư Laxman Lamichhane tại Diễn đàn bảo vệ nhân quyền Nepal (PPR Nepal) cho hay, chính vì những điều kinh khủng đang diễn ra nên người dân bắt đầu tỏ ra hoang mang, cảm thấy bất an và sợ hãi ngay tại chính nơi mình sinh sống mặc dù đã được các lực lượng an ninh bảo vệ.

Họ nghi ngờ những người mới xuất hiện và cho rằng những người này đang cố gắng dụ dỗ người dân và cướp thận của họ bằng một công việc và cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài như Ấn Độ.

Ngoài ra, các nạn nhân của đường dây buôn bán nội tạng khi trở về quê hương thường trở thành tâm điểm của những cuộc bàn tán của người dân trong làng. Họ bị xa lánh, dè bỉu, thậm chí con cái của họ cũng bị ghét bỏ và tẩy chay tại trường học. 

Liên kết 

Buôn bán thận được thực hiện qua nhiều quá trình khác nhau. Đầu tiên, những kẻ cò mồi sẽ tiếp cận nạn nhân, khi được sự đồng ý thì làm các giấy tờ giả mạo và đưa nạn nhân đến bệnh viện để ghép thận. Vài bệnh viện ở Nepal cũng có thực hiện ghép thận, nhưng các bệnh nhân thường sang Ấn Độ:

“Họ muốn dịch vụ tốt hơn, họ muốn các bác sĩ Ấn Độ thực hiện phẫu thuật”, tiến sĩ Rishi Kumar Kafle, Giám đốc Trung tâm Thận Quốc gia cho biết. Được biết, khi “thu hoạch” thận ở những bệnh viện tại Ấn Độ, thận sẽ được bán cho những người giàu với giá gấp 6 lần số tiền mà người bán thận được trả. 

Mặc dù trước khi bất kỳ hoạt động ghép thận được thực hiện tại Ấn Độ, bệnh viện yêu cầu phải có giấy chứng nhận tự nguyện, giấy xác nhận của Đại sứ quán Nepal tại New Delhi đối với người hiến thận và người nhận. Nhưng những kẻ buôn bán thận đã sử dụng kẽ hở pháp luật trong nhiều năm để làm các giấy tờ giả mạo.

Suốt nhiều năm qua, chính phủ Nepal cũng đã có những biện pháp ngăn chặn như truy bắt những cá nhân, tổ chức buôn bán nội tạng, mở rộng tuyên truyền trên các tờ báo địa phương và quốc gia, cố gắng thắt chặt chính sách và quản lý việc xuất nhập cảnh qua biên giới …

Ngoài ra, từ năm 2007, chính phủ Nepal đã ban hành một đạo luật cấm người dân tham gia buôn bán nội tạng. Người cố tình vi phạm sẽ đối mặt với án tù 10 năm và phải nộp phạt từ 2.000 – 5.000 USD.

Tuy nhiên, chính phủ Nepal cần phải mạnh tay hơn và quyết liệt hơn nữa thì mới có thể giải quyết được vấn đề bức bối này…/. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.